ĐBQH phát biểu quá thời gian sẽ bị ngắt âm thanh?

Thứ ba - 27/10/2015 22:18
ĐBQH phát biểu quá thời gian sẽ bị ngắt âm thanh? ĐBQH phát biểu quá thời gian sẽ bị ngắt âm thanh?

Có ý kiến đề nghị quy định biện pháp thích hợp như ngắt hệ thống âm thanh trong trường hợp đại biểu Quốc hội phát biểu quá thời gian quy định, thay vì để chủ tọa nhắc nhở.

Quốc hội sẽ bầu Tổng thư ký đầu tiên

Chỉ 4 người phát biểu, hơn 9 giờ, Quốc hội đã nghỉ họp

Chủ tịch Quốc hội: Tình hình Biển Đông diễn biến khó lường

Ngày 27.10, Quốc hội đã nghe đọc tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự thảo Nghị quyết ban hành nội quy kỳ họp Quốc hội (sửa đổi).

Về quy định phiên họp toàn thể của Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết có ý kiến cho rằng dự thảo nội quy nên bổ sung quy định về việc điểm danh bằng thẻ điện tử, công khai danh sách đại biểu vắng mặt và tỷ lệ tối thiểu đại biểu có mặt (có ít nhất quá nửa hoặc 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội) là điều kiện bắt buộc để tiến hành phiên họp toàn thể.

ĐBQH phát biểu quá thời gian sẽ bị ngắt âm thanh? 1

Quốc hội sẽ điểm danh bằng thẻ điện tử? (Ảnh minh họa)

Về quy định thảo luận tại phiên họp toàn thể, ông Phan Trung Lý - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội (cơ quan thẩm tra dự thảo nội quy) cho hay: Có ý đề nghị nghiên cứu quy định trong trường hợp thảo luận tại phiên họp toàn thể mà không có nhiều đại biểu Quốc hội đăng ký phát biểu thì chủ tọa phiên họp có thể cho đại biểu Quốc hội kéo dài thời gian phát biểu. Trường hợp thảo luận nội dung phức tạp thì có thể mời đại biểu Quốc hội có nhiều kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực đó phát biểu hoặc mời đại biểu Quốc hội phát biểu lần thứ 3, thứ 4 nếu còn thời gian của phiên họp.

"Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị quy định biện pháp thích hợp như ngắt hệ thống âm thanh trong trường hợp đại biểu Quốc hội phát biểu quá thời gian quy định mà không nên để chủ tọa nhắc nhở như hiện nay để nâng cao chất lượng phát biểu, tăng cường tính nghiêm túc của kỳ họp", ông Phan Trung Lý cho hay.

Về quy định, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án TAND Tối cao tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp sau khi được bầu là nội dung mới được quy định trong Hiến pháp và đã được cụ thể hóa trong Luật Tổ chức Quốc hội. Theo Ủy ban Pháp luật, để bảo đảm thực hiện quy định này thì trong Nội quy kỳ họp Quốc hội cần phải quy định cụ thể nghi thức tuyên thệ, trong đó cần cụ thể các thủ tục thực hiện nghi thức này để việc tuyên thệ được diễn ra kịp thời, trang trọng trước khi người được bầu bắt đầu thực hiện nhiệm vụ mới.

Dự thảo trên sẽ được các đại biểu cho ý kiến tại tổ, sau đó góp ý tại phiên họp toàn thể.

Nguồn tin: 24h


 
 Từ khóa: quy kỳ
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 56
  •   Máy chủ tìm kiếm 1
  •   Khách viếng thăm 55
 
  •   Hôm nay 13,921
  •   Tháng hiện tại 742,950
  •   Tổng lượt truy cập 131,165,035