Biển Đông: Sự cứng rắn của Mỹ và sự “khôn ranh” của Trung Quốc

Thứ hai - 01/06/2015 08:04
Biển Đông: Sự cứng rắn của Mỹ và sự “khôn ranh” của Trung Quốc Biển Đông: Sự cứng rắn của Mỹ và sự “khôn ranh” của Trung Quốc

Dân trí Theo nhà ngoại giao kỳ cựu Nguyễn Khắc Huỳnh, tại Biển Đông, thái độ của Mỹ đang từ từ cứng rắn lên thông qua những biện pháp khác nhau.

Những chuyến thăm Việt Nam của Thượng nghị sỹ John McCaincũng như của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter trước và sau Đối thoạiShangri-La 2015 trong bối cảnh hiện nay đã thu hút sự quan tâm của dư luậntrong nước cũng như dư luận quốc tế. Để giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề này,chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Khắc Huỳnh - nhà ngoại giao kỳ cựu, từngtham gia phái đoàn ngoại giao Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Paris, nguyênđại sứ Việt Nam tại nhiều quốc gia.

Biển Đông: Sự cứng rắn của Mỹ và sự “khôn ranh” của Trung Quốc 1
Ông Nguyễn Khắc Huỳnh: Không phải là Mỹ đang làm to chuyện tại Biển Đông mà sự thực là Mỹ có trách nhiệm rất lớn đối với vấn đề tại khu vực này. 

PV: Trong bối cảnh BiểnĐông và tình hình quốc tế hiện nay, dưới góc nhìn của một nhà ngoại giao, việcthăm Việt Nam của Thượng nghị sỹ John McCain cùng với tuyên bố sẽ đến Việt Namngay sau đối thoại Shangri-La của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho thấy điều gì,thưa ông?

Ông Nguyễn Khắc Huỳnh: Muốn thấy được ý nghĩa từ việc làm cụ thểcủa Mỹ thì phải thấy tổng quát được những điều sau: Mỹ đang cần gì? Mỹ đang locái gì? Mỹ đang gỡ vấn đề gì?

Hiện nay, Mỹ đang là nước có uy tín và tiềm lực rất mạnh. Vấnđề quốc tế Mỹ đang quan tâm hiện nay ngoài Ukraine chính là vấn đề tại BiểnĐông. Không phải là Mỹ đang làm to chuyện tại Biển Đông mà sự thực là Mỹ cótrách nhiệm rất lớn đối với vấn đề tại khu vực này. Vì vậy mà trong các vị Bộtrưởng hoặc lãnh đạo tham gia Đối thoại Shangri-La 2015, Bộ trưởng Quốc phòngMỹ là người phát biểu mạnh mẽ nhất.

Mỹ đang lo vấn đề Biển Đông nhiều nhất. Mỹ coi đó là vấn đềchiến lược. Điều này là nhất quán trong chiến lược nói chung của Mỹ. Mỹ đang củngcố vị trí của mình tại Châu Á - Thái Bình Dương, đặc biệt là Thái Bình Dương. Mỹkhông thể để cho Trung Quốc chi phối và nắm lấy thế thượng phong ở Thái BìnhDương. Đó là mục tiêu của Mỹ.

Vì quan tâm đến vấn đề Biển Đông nên Mỹ buộc phải có quan hệtốt với những nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Philipines… để đối phó vớiTrung Quốc. Vừa qua, việc Tổng thống Mỹ để Thủ tướng Nhật Bản phát biểu tại lưỡngviện Quốc hội của Mỹ cho thấy Mỹ đề cao quan hệ với Nhật Bản thế nào. Trong nhữngnước liên quan đến Biển Đông, Việt Nam là một mục tiêu rất lớn của Mỹ. Nước Mỹtất nhiên có quan hệ đồng minh với Philippines nhưng Việt Nam có tư thế vữngvàng và lực lượng mạnh mẽ hơn. Việt Nam biết cách ứng phó với những hành độnggây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông hơn.

Qua việc chúng ta ứng phó với giàn khoan Hải Dương-981 nămngoái, Mỹ khen Việt Nam. Mỹ khen ở đây không phải là khen hung hăng mà khen chúngta rất linh hoạt: lúc cứng rắn, lúc mềm dẻo… Việt Nam đối phó với hành động gâyhấn của Trung Quốc vừa bằng chính trị vừa bằng ngoại giao và quốc phòng rấtkhéo. Rất cứng rắn mà không có tiếng súng nào.

Trong tình hình hiện nay, Mỹ cần nắm lại thế thượng phong tạiThái Bình Dương để đảm bảo tự do hàng hải nên Mỹ cần Việt Nam. Việc các ông nghịsỹ hay Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sang Việt Nam chính là để củng cố và biểu thị sựquan hệ với Việt Nam.

Mỹ đang cần gì ở Việt Nam? Mỹ muốn hai nước gần nhau hơn. Ởnước Mỹ, ai là người mạnh nhất? Đó là người dân Mỹ. Các vị nghị sỹ và Bộ trưởngBộ Quốc phòng Mỹ sang Việt Nam là để đáp ứng yêu cầu của người dân Mỹ và làm nhữnggì mà người dân Mỹ tán thành.

Tại phiên thảo luậnở Đối thoại Shangri-La ngày 30/5, Bộ trưởng Quốc phòng Carter cho biết Mỹ sẽtiếp tục bảo vệ quyền tự do hàng hải, tự do hàng không: “Mỹ sẽ đến, bằng máybay, tàu và hoạt động ở bất cứ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép. Bởi saucùng, việc biến mấy đá ngầm thành sân bay không tạo ra chủ quyền và cho phépTrung Quốc ngăn cản tự do hàng hải hay hàng không”. Ông đánh giá khẳng địnhnày từ Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ trong bối cảnh quốc tế hiện nay như thế nào?

Phát biểu đó rất đúng đắn. Mỹ và TrungQuốc đang căng với nhau nhưng không công khai. Mỹ không gây sự với Trung Quốcmà dùng đạo lý, lý lẽ và vận động dư luận để lấn tới bằng máy bay và tàu chiến(theo quy định của pháp luật quốc tế cho phép) nhằm đe Trung Quốc. Mỹ không tớinhững đảo đó để tạo tranh chấp, mà đảm bảo tự do hàng hải trong đó Mỹ và Nhật Bản - một đồng minh thân cận của Mỹ.

Mục đích của Mỹ là để chứng minh rằng những việc làm củaTrung Quốc trên Biển Đông không tạo thành chủ quyền cho họ.

Những điều này rất phù hợp với lập trường của Việt Nam. ViệtNam không công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với việc Trung Quốc xây dựngphi pháp trên những đảo đá đã chiếm của Việt Nam. Lập trường của ta trong trườnghợp này có nhiều điểm phù hợp với Mỹ. Chính vì vậy mà Mỹ mới cần Việt Nam.

Tại Đối thoạiShangri-La 2015, một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm chính làthái độ của Trung Quốc. Tuy nhiên, điều mà các phương tiện truyền thông phảnánh khá nhiều đó là thái độ không quá gay gắt từ trưởng đoàn của Trung Quốcnhưng kèm với đó là những lời tuyên bố của Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng TrungQuốc. Là một nhà ngoại giao, ông đánh giá nước cờ ngoại giao này của Trung Quốcnhư thế nào?

Trung Quốc bao giờ cũng “khôn ranh”. Họbiết tại Shangri-La có những ai phản đối họ. Chính vì vậy họ đã tìm cáchtránh đi những căng thẳng trực tiếp từ Đối thoại này. Đó là những thủ đoạn ngoạigiao của Trung Quốc nhằm giảm bớt căng thẳng ở nơi không cần thiết phải căng thẳng.

Giữa một bên làphát biểu rất mạnh mẽ như Mỹ và một bên tỏ ra khôn ngoan như Trung Quốc, ViệtNam cần làm gì để vừa bảo vệ được chủ quyền vừa đảm bảo các quyền lợi khác?

Đó là trách nhiệm của những nhà ngoạigiao nhưng tóm lại trong 2 chữ: “Khôn khéo”. Chúng ta không công kích quá mạnhTrung Quốc tại nơi mang tính ngoại giao như Đối thoại Shangri-La nhưng Ngườiphát ngôn Bộ Ngoại giao vẫn phải lên tiếng phản đối. Ở những cuộc họp báo quốctế, lãnh đạo đất nước phải lên tiếng phản đối…

Có một chuyên gianghiên cứu về Trung Quốc có nói rằng biện pháp đưa tàu chiến và máy bay trinhsát đến những nơi Trung Quốc đang xây dựng trái phép tại quần đảo Trường Sachưa phải là biện pháp mạnh nhất mà Mỹ hoàn toàn có thể có những biện pháp mạnhhơn như việc Quốc hội Mỹ ra nghị quyết phản đối Trung Quốc. Ông có nghĩ năm nayQuốc hội Mỹ sẽ ra một nghị quyết như vậy hay có một động thái nào đó mạnh mẽhơn?

Tôi chưa đoán được cụ thể nhưng tôi chorằng những hành động hiện nay của Mỹ chưa phải là những động thái mang tính mạnhmẽ nhất. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng thái độ của Mỹ đang từ từ cứng rắn lên thôngqua những biện pháp khác nhau. Họ làm rất có tính toán. Có thể trong thời giantới, Tổng thống Mỹ sẽ lên tiếng, Quốc hội Mỹ sẽ lên tiếng…

Theo ông, việcTrung Quốc đưa một số vũ khí ra đảo Hải Nam cũng như ra một số đảo mà Trung Quốcđang tiến hành xây dựng tại Trường Sa có thể là nhân tố khiến Mỹ sẽ có nhữnghành động mạnh mẽ sớm hơn trong thời gian tới?

Tôi cho rằng với Mỹ, tất cả những hành độngcủa Trung Quốc tại Biển Đông hiện nay đều làm cho Mỹ tỏ thái độ cứng rắn hơn.

Xin trân trọng cảm ơnông!

Hồng Chính Quang (thực hiện)

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 325
  •   Máy chủ tìm kiếm 1
  •   Khách viếng thăm 324
 
  •   Hôm nay 38,569
  •   Tháng hiện tại 298,631
  •   Tổng lượt truy cập 133,382,379