Trái đất nhận được tín hiệu laser từ nơi cách xa 16 triệu km

Thứ sáu - 24/11/2023 03:28
Trái đất nhận được tín hiệu laser từ nơi cách xa 16 triệu km Trái đất nhận được tín hiệu laser từ nơi cách xa 16 triệu km

Tín hiệu mang tên "Ánh sáng đầu tiên" chỉ mất 50 giây để đi hết chặng đường gấp 40 lần khoảng cách Trái đất - Mặt trăng để đến với Đài thiên văn Palomar ở California - Mỹ.

Tín hiệu mang tên "Ánh sáng đầu tiên" chỉ mất 50 giây để đi hết chặng đường gấp 40 lần khoảng cách Trái đất - Mặt trăng để đến với Đài thiên văn Palomar ở California - Mỹ.

Đó không phải là một tín hiệu của người ngoài hành tinh , mà là một đột phá công nghệ của NASA.

Tín hiệu chưa từng có mà Trái đất vừa nhận được là một phần trong thí nghiệm Truyền thông quang học không gian sâu (DSOC) của NASA, được cơ quan vũ trụ này gọi là "Ánh sáng đầu tiên".

Trái đất nhận được tín hiệu laser từ nơi cách xa 16 triệu km 1
Đài thiên văn Palomar của Mỹ đã nhận được tín hiệu từ Psyche chỉ sau 50 giây - (Ảnh: ĐÀI THIÊN VĂN PALOMAR).

Trong thử nghiệm, tàu vũ trụ mang tên Psyche của NASA đã gửi một tín hiệu được mã hóa trong các photon phát ra từ tia laser.

So với tín hiệu vô tuyến thông thường, ánh sáng từ dạng tín hiệu này di chuyển gọn gàng và hạn chế chùm tia trong một kênh hẹp, từ đó đòi hỏi ít năng lượng hơn và khó bị chặn lại bởi các vật cản ngoại ý hơn.

Công nghệ này sẽ giúp tăng băng thông và tăng tốc độ dữ liệu rất nhiều, khiến chúng ta có thể gửi những tệp nặng liên hành tinh mà không bị trễ quá nhiều.

Trước đây, với công nghệ vô tuyến, tín hiệu từ một tàu vũ trụ đang hoạt động ở hành tinh khác hoặc lang thang ở vùng rìa hệ Mặt Trời mất khá lâu để đến được Trái đất.

Lần này, ứng dụng tia laser để ánh sáng hồng ngoại có thể đi nhanh gọn nhất, kính thiên văn Hale đặt tại Đài thiên văn Palomar chỉ 50 giây sau đã nhận được thông điệp từ tàu Psyche.

Công trình nhằm tạo ra một phương thức liên lạc liên hành tinh mới, thậm chí liên sao, phục vụ cho các sứ mệnh tiến vào không gian sâu trong tương lai, hay tham vọng hơn là liên lạc với người ngoài hành tinh nếu xác định được nơi họ hiện diện.

Các nhà khoa học NASA vẫn đang làm việc nhằm cải thiện đường truyền, bao gồm giúp các tín hiệu truyền đi nhanh gọn hơn, có thể chuyển tải một tệp lớn hơn ví dụ các video dài...

"Đó là một thách thức ghê gớm và chúng tôi còn nhiều việc phải làm" - TS Meera Srinivasan, người đứng đầu nhóm DSOC tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy phản lực (JPL) của NASA nói.

Tàu Psyche được phóng vào ngày 13-10 năm nay, mang sứ mệnh chính là khám phá tiểu hành tinh 16 Psyche, một vật thể giàu kim loại mà một số nghiên cứu chỉ ra có thể đầy vàng, bạch kim và các nguyên tố quý giá khác.

Quan trọng hơn, các nhà nghiên cứu NASA tin rằng 16 Psyche có thể là lõi của một hành tinh hình thành thất bại, do đó việc nghiên cứu nó có thể giúp hiểu thêm về cách Trái đất và những "hàng xóm" trong Thái Dương hệ đã ra đời.

Tiểu hành tinh này nằm trong vành đai tiểu hành tinh giữa sao Hỏa và sao Mộc, dự kiến đến năm 2029 tàu Psyche sẽ đến được đó. Dự án Psyche cũng được quản lý bởi JPL-NASA.

  • Hoàn thành thử nghiệm động cơ đẩy điện mạnh nhất thế giới
  • Tại sao trên thế giới, hầu như không có hai người nào có dấu vân tay giống hệt nhau?
  • Lộ diện 500.000 “đứa con” của lỗ đen quái vật gần Trái đất nhất

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 121
  •   Máy chủ tìm kiếm 2
  •   Khách viếng thăm 119
 
  •   Hôm nay 31,397
  •   Tháng hiện tại 877,108
  •   Tổng lượt truy cập 128,495,347