Sức hấp dẫn khó cưỡng từ vẻ đẹp của tinh vân Đầu ngựa trong diện mạo mới

Thứ ba - 14/11/2023 06:28
Sức hấp dẫn khó cưỡng từ vẻ đẹp của tinh vân Đầu ngựa trong diện mạo mới Sức hấp dẫn khó cưỡng từ vẻ đẹp của tinh vân Đầu ngựa trong diện mạo mới

Kính viễn vọng Euclid vừa công bố bức ảnh toàn cảnh ngoạn mục về tinh vân Đầu ngựa.

Kính viễn vọng Euclid vừa công bố bức ảnh toàn cảnh ngoạn mục về tinh vân Đầu ngựa.

Kính viễn vọng Euclid của châu Âu được đặt theo tên của nhà toán học Hy Lạp Euclid, nó được phóng ngày 1/7 trên tên lửa SpaceX Falcon 9. Kể từ đó, Euclid du hành khoảng 1 triệu km trong không gian, tiếp tục thực hiện các sứ mệnh kéo dài sáu năm, gồm chụp những bức ảnh trường nhìn rộng về vũ trụ ở độ phân giải cao, tìm hiểu những bí ẩn lâu dài của vũ trụ.

Trong lần quan sát mới nhất, Euclid phát hiện tinh vân Đầu ngựa, cách Trái đất khoảng 1375 năm ánh sáng trong chòm sao Orion. Nó là một trong những tinh vân dễ nhận biết nhất, vì có hình thù giống với đầu ngựa. Nhà thiên văn học người Scotland, Williamina Fleming phát hiện tinh vân này lần đầu tiên vào ngày 6/2/1888.

Vật thể trên được hình thành từ đám mây vật chất liên sao đang sụp đổ, phát sáng mờ nhờ được chiếu sáng từ một ngôi sao nóng phía sau. Tinh vân này tạo hình đặc biệt cũng nhờ bức xạ cực mạnh từ ngôi sao gần đó thổi vào cột mây vật chất liên sao.

Trong diện mạo mới, những đám mây khí xung quanh phần Đầu ngựa đã tan biến, nhưng các cột mây vật chất liên sao nhô lên vẫn còn nguyên, do nó được làm bằng vật liệu bền vững khó bị xói mòn. Theo các chuyên gia, tinh vân Đầu ngựa còn khoảng 5 triệu năm nữa trước khi tan rã hoàn toàn.

Sức hấp dẫn khó cưỡng từ vẻ đẹp của tinh vân Đầu ngựa trong diện mạo mới 1
Kính viễn vọng Euclid vừa công bố bức ảnh toàn cảnh ngoạn mục về tinh vân Đầu ngựa. (Ảnh: ESA / Euclid).

Các chuyên gia của Euclid cho biết, nhiều kính thiên văn khác đã chụp được hình ảnh tinh vân Đầu ngựa, nhưng không có kính nào chụp được tinh vân Đầu ngựa trong diện mạo sắc nét với trường nhìn rộng như thế này, chỉ bằng một lần quan sát của Euclid.

Tiến sĩ Eduardo Martin Guerrero de Escalante, nhà khoa học của Euclid cho biết: “Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến khu vực này, vì quá trình hình thành sao đang diễn ra trong những điều kiện rất đặc biệt. Điều kiện đặc biệt này do bức xạ đến từ ngôi sao rất sáng Sigma Orionis chi phối ảnh hưởng”.

Khi Euclid quan sát vườn ươm sao này, các chuyên gia hy vọng sẽ tìm thấy nhiều hành tinh có khối lượng lớn bằng sao Mộc, các sao lùn nâu trẻ chưa từng phát hiện trước đây.

  • NASA công bố hình ảnh mới của tinh vân Đầu ngựa
  • Vì sao thiên hà của chúng ta có tên gọi Milky Way?
  • Vì sao các danh họa vẽ thêm ruồi vào những bức tranh hoàn hảo?

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 107
  •   Máy chủ tìm kiếm 2
  •   Khách viếng thăm 105
 
  •   Hôm nay 28,157
  •   Tháng hiện tại 873,868
  •   Tổng lượt truy cập 128,492,107