Lộ diện 500.000 “đứa con” của lỗ đen quái vật gần Trái đất nhất

Thứ tư - 22/11/2023 03:22
Lộ diện 500.000 “đứa con” của lỗ đen quái vật gần Trái đất nhất Lộ diện 500.000 “đứa con” của lỗ đen quái vật gần Trái đất nhất

Ở vùng không gian tử thần gần lỗ đen quái vật Sagittarius A* của thiên hà Milky Way chứa Trái Đất, các nhà khoa học vừa tìm ra một thế giới kỳ quái gồm 500.000 vật thể sơ sinh gọi là Sagittarius C.

Ở vùng không gian tử thần gần lỗ đen quái vật Sagittarius A* của thiên hà Milky Way chứa Trái đất, các nhà khoa học vừa tìm ra một thế giới kỳ quái gồm 500.000 vật thể sơ sinh gọi là Sagittarius C.

Phân tích dữ liệu từ siêu kính viễn vọng James Webb, các nhà khoa học đến từ Đại học Virginia (Mỹ) đã tiết lộ Sagittarius C chứa khoảng 500.000 "tiền sao", tức những ngôi sao sơ sinh vẫn đang hình thành và tăng trưởng.

Ở trung tâm của cụm tiền sao là một tiền sao "quái vật" từng được biết đến trước đây, có khối lượng gấp 32 lần Mặt trời.

Lộ diện 500.000 “đứa con” của lỗ đen quái vật gần Trái đất nhất 1
Sagittarius C hiện ra đầy ma quái trong dữ liệu James Webb, ngay cạnh "quái vật" Sagittarius A* - (Ảnh: NASA/ESA/CSA/STScI)

Tiền sao "quái vật" đó là thứ đầu tiên hấp dẫn các nhà khoa học, bởi môi trường xung quanh lỗ đen siêu khối Sagittarius A* ở trung tâm thiên hà khắc nghiệt tới nỗi mọi lý thuyết thiên văn đều cho rằng không có ngôi sao nào có thể ra đời ở đó.

Nhưng không chỉ một tiền sao "quái vật", thế giới 500.000 tiền sao quái dị, cách Sagittarius A* chỉ 300 năm ánh sáng, hứa hẹn lật đổ nhiều lý thuyết, theo tờ Sci-News.

Nhóm Virginia đã quan sát Sagittarius C bằng thiết bị NIRCam, một camera cận hồng ngoại của James Webb.

"Đám mây mà các tiền sao đang nổi lên dày đặc tới mức ánh sáng từ các ngôi sao phía sau nó không thể tới được James Webb, khiến nó có vẻ ít đông đúc hơn thực tế" - nhóm nghiên cứu cho biết.

Thế nhưng, các phân tích đã xác định độ dày đặc thực sự của khu vực, từ đó ước lượng số tiền sao đang thực sự tồn tại.

Sagittarius C hiện ra đầy ma quái với những đám mây tối hồng ngoại nhỏ, rải rác trông như những cái lỗ trên bầu trời dày sao. Đó là nơi các ngôi sao tương lai đang hình thành.

NIRCAm cũng thu được phát xạ quy mô lớn từ hydro bị ion hóa xung quanh các đám mây tối, hiển thị với màu lục lam trong ảnh. Đó là kết quả của các photon năng lượng cao phá tra từ các ngôi sao trẻ có khối lượng lớn.

Các kết quả cho thấy khu vực trung tâm thiên hà không hề trống trải như chúng ta từng nghĩ, mà đầy các đám mây khí từ tính hỗn loạn đang hình thành nên các ngôi sao khổng lồ, mà cả quá trình tác động đến khí xung quanh bằng gió sao, tia và bức xạ.

Những ngôi sao khổng lồ ở Sagittarius C lớn hơn Mặt trời nhiều lần, là loại sao được biết đến như nhà máy sản xuất các nguyên tố nặng trong thiên hà. Hiểu rõ chúng sẽ giúp tìm hiểu câu chuyện về nguồn gốc của phần lớn vũ trụ, theo các tác giả.

  • Xuất hiện bản sao xuyên không 12 tỉ năm của "quái vật" chứa Trái đất
  • Tảng đá màu xanh biếc bí ẩn khiến các nhà khoa học đau đầu
  • Bầy sư tử cái mạo hiểm giết cá sấu để nuôi con

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 150
  •   Máy chủ tìm kiếm 3
  •   Khách viếng thăm 147
 
  •   Hôm nay 30,547
  •   Tháng hiện tại 876,258
  •   Tổng lượt truy cập 128,494,497