Điều ít biết về hệ thống phòng không Syria bắn nhầm máy bay Nga

Thứ hai - 17/12/2018 13:51
Điều ít biết về hệ thống phòng không Syria bắn nhầm máy bay Nga Điều ít biết về hệ thống phòng không Syria bắn nhầm máy bay Nga

Dân trí Bộ Quốc phòng Nga xác nhận, máy bay trinh sát Il-20 của nước này bị bắn rơi đêm 17/9 bởi S-200, hệ thống phòng không được Syria kích hoạt với mục đích ngăn chặn cuộc tấn công của Israel.

Nhân chứng kể khoảnh khắc xảy ra "thảm kịch" máy bay Nga bị bắn rơi

Theo Sputnik, S-200 là một trong các hệ thống phòng không đang trong biên chế của quân đội Syria. Đây là một hệ thống tên lửa đất đối không sản xuất từ thời Liên Xô, được thiết kế nhằm bảo vệ các mục tiêu quân sự quan trọng cũng như các hạ tầng dân sự trước nguy cơ các cuộc tấn công từ máy bay ném bom hoặc máy bay chiến lược.

Mỗi tiểu đoàn S-200 gồm có 6 tên lửa và được trang bị radar. Tên lửa trang bị cho S-200 có chiều dài 11m và có thể đạt tốc độ 700-1.200m/s, và có tầm bắn lên tới 300km, có khả năng tiêu diệt mục tiêu hiệu quả ở độ cao tới 27km. S-200 có thể hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết.

Mỗi tên lửa của S-200 được đẩy lên bằng 4 tên lửa phụ. Sau khi các tên lửa phụ này tách ra (từ 3 - 5 giây) tên lửa chính sẽ bay bằng nhiên liệu của chính nó. S-200 dùng hệ thống dẫn đường bán tự động với hiệu chỉnh đường bay pha giữa và dùng radar bán tự động ở pha cuối, giúp tăng độ chính xác của S-200 ở khoảng cách lớn.

Điều ít biết về hệ thống phòng không Syria bắn nhầm máy bay Nga 1

S-200 là một trong những hệ thống phòng không được biên chế trong quân đội Syria. (Ảnh: National Interest)

Đầu nổ của tên lửa S-200 là loại phân mảnh, nặng 217 kg (chứa bên trong 16.000 mảnh nhỏ loại 2g và 21.000 mảnh nhỏ 3,5g) tạo bán kính sát thương rất lớn.

Với tốc độ bay tối đa Mach 8, các tên lửa S-200 có thể hạ gục các mục tiêu đang di chuyển với tốc độ Mach 4 với xác suất thành công lên tới 85%.

Liên Xô đã chuyển giao các hệ thống S-200 đầu tiên cho Syria vào tháng 1/1983. Các hệ thống này sau đó được biên chế vào 2 trung đoàn tên lửa đất đối không tầm xa, mỗi trung đoàn gồm 2 tiểu đoàn S-200 với ít nhất 24 bệ phóng.

Đến cuối những năm 1980, Nga đồng ý cung cấp trung đoàn S-200 thứ 3 cho Syria, nâng tổng số bệ phóng lên 40-50. Theo các nguồn tin khác nhau, hiện có khoảng 45-50 giàn phóng S-200 trong biên chế của quân đội Syria.

Khi nội chiến bắt đầu nổ ra ở Syria vào năm 2011, Nga đã hỗ trợ quân đội Syria nâng cấp các hệ thống phòng không trong đó có S-200, Pantsir S-1, Buk, nhằm tăng cường năng lực phòng không của nước này.

Hồi tháng 4 năm nay, sau khi liên quân Mỹ, Anh, Pháp không kích Syria, truyền thông đã rộ lên đồn đoán rằng, Nga đang cân nhắc cung cấp hệ thống phòng không hiện đại S-300 cho Syria.

Minh Phương

Theo Sputnik

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 108
  •   Máy chủ tìm kiếm 11
  •   Khách viếng thăm 97
 
  •   Hôm nay 6,821
  •   Tháng hiện tại 775,701
  •   Tổng lượt truy cập 130,359,470