Mơ "học để làm quan" có gì sai?

Thứ hai - 09/02/2015 07:48
Mơ "học để làm quan" có gì sai? Mơ "học để làm quan" có gì sai?

Nếu ai đó vì bức xúc những vấn nạn của nền giáo dục rồi lên phê phán ước mơ “học để làm quan” của người khác thì rất vô lý.

LTS: Sau khi đăng tải bài viết“Khi ai cũng đua học để… làm quan” Tuần Việt Nam đã nhận được bài viết của tácgiả Nguyễn Trọng Bình chia sẻ quan điểm riêng. Xin giới thiệu để bạn đọc cùngtrao đổi.

1. Trước hết,xin khẳng định ước mơ đi học để làm quan của ai đó trong xã hội là một suy nghĩchính đáng cần được tôn trọng. Không có gì sai về phương diện đạo đức lẫn phápluật. Giả sử tất cả những đứa trẻ khi đủ tuổi để vào trường mẫu giáo mà cóchung suy nghĩ ấy thì cũng nên cổ vũ, khuyến khích thay vì phản bác.

Mơ "học để làm quan" có gì sai? 1

Ảnh minh họa

Bởi vì, nếu chúng tađã đồng thuận là trong cuộc sống cần tôn trọng sự khác biệt trong tư duy củamỗi cá nhân thì tại sao lại phê phán ước mơ “học để làm quan” vốn rất chínhđáng của người khác? Khác gì anh đang vi phạm vào cái nguyên tắc trong “cuộcchơi” do chính anh đã đặt ra?

Thứ hai, một đất nước phải có người làm quan,điều này là đương nhiên không thể khác. Từ đây, tôi tin là những người dân dùsống ở bất kỳ quốc gia nào cũng đều có chung một ý nghĩ là luôn mong mỏi nhữngông quan nước mình thật sự là những người “có học”, thực học chứ không xài bằnggiả.

Thứ ba, nếu đã thừa nhận “làm quan” trong xãhội hiện nay cũng là một nghề như bao nhiêu nghề khác trong xã hội thì việc đihọc, phải học để chuẩn bị là điều rất cần thiết và không có gì là bất hợp lý.

Hiện nay, nhìn ranhững đất nước tiên tiến, chẳng phải ở đó người ta cũng đã mở trường đào tạo,khóa huấn luyện cho những người có ước mơ sau này sẽ “làm quan”, làm lãnh đạođất nước đó sao?

2. Dĩ nhiên thì nóiđi cũng phải nói lại, trước hiện tình đất nước còn nhiều vấn nạn, trong đó đặcbiệt nhất là những mặt tồn tại của nền giáo dục thì những ý kiến thể hiện sựquan tâm, trăn trở về vấn đề này đều rất đáng trân trọng.

Song, bình tâm suyxét thì theo tôi phải chăng ở đây đang có sự nhầm lẫn giữa hai vấn đề: Một bênlà ước mơ chính đáng “học để làm quan” và một bên là “cơ chế” tuyển người ralàm quan.

Theo quan sát củangười viết bài, thì điều đáng sợ và đáng lo nhất ở xã hội ta hiện nay khôngphải ở chỗ mọi người “đua nhau học để làm quan” mà là ở chỗ có những kẻ“học giả, bằng thật” nhưng vẫn bon chen chốn quan trường.

Đây chính là cái lỗhổng chết người trong cơ chế tuyển người ra làm quan hiện nay; là một trongnhững nguyên nhân sâu xa làm cho đất nước và xã hội rơi vào cái vòng luẩn quẩnvà trì trệ, trong đó có những vấn đề liên quan đến chính sách giáo dục; vấn đề“chiêu hiền đãi sĩ”, tìm kiếm nhân tài.

3. Nhà bác họcEinstenin có nói một ý đại khái là “chúng ta không thể giải quyết một vấn đềsai lầm nào đó bằng chính cái tư duy đã tạo ra nó”.

Cho nên, nếu ai đó vìbức xúc những vấn nạn của nền giáo dục hiện nay rồi lên án, phê phán suy nghĩvà ước mơ “đi học để làm quan” của người khác thì rất vô lý, chẳng khác gì đanggiải quyết cái sai này bằng một cái sai khác.

Làm quan là làm cáigì và làm như thế nào là chuyện “hạ hồi phân giải” nhưng chắc chắn một điều làbất kỳ ai đó nếu muốn được làm quan thì trước tiên phải đi học. Thậm chí phải“đua nhau để học” vì “nhân bất học bất tri lý”. Đây là lẽ đương nhiên, một quyluật tất yếu và rất bình thường ở bất kỳ xã hội nào.

Hãy thể hiện sự quantâm của mình về thực trạng xã hội có nhiều ông quan ông nghè nhưng lại chẳnglàm nên trò trống gì chứ không nên lo chuyện có nhiều người học không chăm lohọc làm nghề, giỏi nghề mà chỉ mong muốn được làm quan.

Theo Nguyễn Trọng Bình (Báo Vietnamnet)

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí


 
 Từ khóa: song bình
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 165
  •   Máy chủ tìm kiếm 4
  •   Khách viếng thăm 161
 
  •   Hôm nay 43,187
  •   Tháng hiện tại 888,898
  •   Tổng lượt truy cập 128,507,137