Đối phó với chồng tiêu tiền hoang

Chủ nhật - 04/01/2015 07:03
Đối phó với chồng tiêu tiền hoang Đối phó với chồng tiêu tiền hoang

Chồng tôi tiêu tiền cứ như hắt nước đổ đi, toàn tiêu xài hoang phí, chẳng có kế hoạch gì.

Chào các chuyên gia, tôi muốn xin một vài lời khuyên của các chuyên gia về việc chồng của tôi. Tôi đến “phát ngấy” vì chứng tiêu tiền quá hoang phí của chồng, trong khi anh ấy thì lại dửng dưng như chẳng có hậu quả gì xảy ra.

Đối phó với chồng tiêu tiền hoang 1  Tôi nên nói thế nào để anh ấy hiểu vấn đề đây? (Ảnh minh họa)

 

Chồng tôi tiêu tiền cứ như hắt nước đổ đi, toàn tiêu xài hoang phí, chẳng có kế hoạch gì, để lại cho tôi hàng đống chi phí, hóa đơn phải thanh toán hàng tháng. Nào là tiền điện, tiền nước, lại cả tiền cho bọn trẻ ăn học và đặc biệt vì lý do không tiện nói, giờ tôi lại đang ở nhà, chẳng kiếm được thêm chút nào.

Chồng tôi có một sở thích, đó là các trang thiết bị hiện đại. Anh ấy đổ hết tiền vào mua những thứ trang thiết bị phải hiện đại nhất, tân tiến nhất, dù nhà không có tiền, nhưng trang thiết bị trong nhà lúc nào cũng phải được cập nhật đầy đủ.

Mỗi lần tôi đề cập tới cách tiêu tiền không đúng chỗ của chồng thì y như rằng, anh tỏ ra không hài lòng và chúng tôi lại cãi nhau.

Tôi nên nói thế nào để anh ấy hiểu vấn đề đây?

Trả lời:

Chào bạn!

Trước hết, nói về mặt bằng chung thì bất kì cặp vợ chồng nào cũng vậy, tiền bạc luôn là một vấn đề khá nhạy cảm và cần sự tế nhị để giải quyết ổn thỏa cho cả đôi bên. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm cần tới sự đoàn kết giữa hai vợ chồng hơn là thói quen chi tiêu cá nhân từng người.

Có lẽ nếu bạn gặp khó khăn trong việc nói sao cho chồng mình hiểu vấn đề thì bạn có thể nhờ sự giúp đỡ của các chuyên gia hôn nhân gia đình , họ sẽ có những lời khuyên khách quan hơn về trường hợp của bạn. Và có thể chồng bạn sẽ nhận ra được tầm quan trọng của vấn đề và khuyến khích anh ấy ngồi lại, lắng nghe mọi mặt của vấn đề chi tiêu theo thói quen của mình.

Bạn cũng nên nghĩ khi nào và làm cách nào đề cập vấn đề này với chồng, trong trường hợp bạn không muốn người ngoài can thiệp vào chuyện này. Nếu bạn nói trong cơn thịnh nỗ, bức bối vì phải nhịn cách chồng mình tiêu tiền như nước bấy lâu thì chắc chắn rằng, một là anh ta sẽ im lặng bỏ đi, hai là chẳng thèm mảy may quan tâm những điều bạn nói.

Tại sao bạn không thử viết những điều mình muốn nói ra giấy rồi để chồng đọc, thay vì đấu khẩu trực tiếp với nhau? Trong tờ giấy bạn viết cho chồng, bạn vừa có thể đề cập vấn đề tiền bạc với chồng một cách trực diện, vừa có thể đưa ra cách giải quyết và vừa có thể thảo luận qua lại với chồng bằng cách tương tự mà tránh mất hòa khí.

Sẽ rất hữu ích nếu bạn có thể hỏi được chồng mình rằng, anh ta sẽ cảm thấy thế nào nếu bây giờ tình huống đảo ngược lại? Câu hỏi này sẽ khiến chồng bạn nhìn lại vấn đề với góc nhìn rộng hơn.

Bạn cũng đừng quên nói cho chồng mình biết sự ảnh hưởng lớn của thói quen chi tiêu cá nhân của anh ta ảnh hưởng lớn thế nào trong gia đình, chẳng những ảnh hưởng đến chính anh ta mà còn ảnh hưởng tới những đứa trẻ nữa.

Trong khi bạn tạm thời ở nhà, không kiếm ra tiền, vậy thì tiền ăn, tiền học, tiền quần áo của bọn trẻ, làm cách nào để người làm cha, làm mẹ có thể chăm lo chu đáo cho con khi mà nguồn thu nhập chính lại dồn hết tiền vào việc khác như vậy?... Những điều này bạn nên có trong những lời viết cho chồng mình.

Ngoài ra, tốt hơn hết, bạn nên ra ngoài tìm việc, tạm thời hoán đổi nhiệm vụ của mình với chồng, để anh ta ở nhà chăm sóc bọn trẻ. Rất có thể nếu để anh ta luôn bận rộn chăm sóc con cái thì sẽ chẳng còn thời gian đâu mà nghĩ tới các thiết bị tân tiến hiện tại nữa.

Hơn nữa, để anh ta chăm sóc bọn trẻ nhiều hơn, anh ta gần chúng nhiều hơn, chắc chắn điều ấy sẽ cho anh ta tự nhận ra rằng, đâu mới là ưu tiên hàng đầu bây giờ, bọn trẻ chứ không phải mấy món đồ đắt tiền.

Cách nữa gợi ý cho bạn, thực ra để thay đổi một thói quen của một ai đó là điều cực kì khó, thậm chí là không thể, vậy thì bạn đừng cố cấm đoán hoàn toàn thói quen ấy của chồng, hãy gợi ý chồng mình để lại một khoản nhỏ nhất định hàng tháng cho bản thân anh ta, cho sở thích của anh ta với các món đồ công nghệ, số tiền còn lại sẽ đưa vào quỹ chung dành cho chi tiêu gia đình.

Cách này vừa hài lòng trong định mức chi tiêu của anh ta với sở thích cá nhân của mình, bạn và bọn trẻ vừa nhận được số tiền chi tiêu thích đáng. Thay đổi thói quen rất khó, nhưng để tự bản thân người đó nhận ra vấn đề và sẵn sàng thay đổi thì chuyện này lại trở nên vô cùng dễ dàng.

Chúc bạn may mắn!

Nguồn tin: 24h


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 179
 
  •   Hôm nay 19,076
  •   Tháng hiện tại 730,484
  •   Tổng lượt truy cập 130,314,253