12 nguyên tắc giáo viên muốn giỏi luôn phải tuân theo

Thứ năm - 05/03/2015 13:01
12 nguyên tắc giáo viên muốn giỏi luôn phải tuân theo 12 nguyên tắc giáo viên muốn giỏi luôn phải tuân theo

Dân trí Thế nào là định nghĩa về một giáo viên giỏi? Tạp chí Huffington Post đã tổng hợp quan điểm của nhiều giáo viên Mỹ với kinh nghiệm và trình độ chuyên môn đa dạng, nhiều người trong số họ từng nhận được giải thưởng cao quý Nhà giáo của Năm.


12 nguyên tắc giáo viên muốn giỏi luôn phải tuân theo 1

1. Nguyên tắc nào cũng có thể bị phá vỡ

“Giáo dục là chấp nhận sự rủi ro, nắm bắt cơ hội và không đểbị bó buộc trong những nguyên tắc cứng nhắc”- theo Michael Goodwin, người sánglập ra chương trình giáo dục Rivers and Revolution.

2. Mọi người vì một người và một người vì mọi người

“Trong ngày đầu tiên nhận lớp, tôi luôn luôn nói với các họcsinh của mình rằng lớp học là ngôi nhà thứ hai của các em, tôi sẽ hỗ trợ các emvà các em cũng phải hỗ trợ lẫn nhau. Tôi nghĩ rằng việc tạo ra những mối quan hệtốt đẹp và đáng tin tưởng giữa thầy và trò cũng quan trọng chẳng kém gì mộtgiáo án xuất sắc”- theo Alma Suney Park, giáo viên lớp 6.

3. Truyền cảm xúc vào bài giảng

“Là một giáo viên Ngữ Văn, tôi thường dạy các em bằng nhữngbài thơ. Tôi muốn các em thấy rằng đọc và viết không chỉ là những kỹ năng nhàmchán cơ bản, chúng còn có thể mở ra cả một thế giới kỳ diệu của ngôn từ”- theoClint Smith, giáo viên Ngữ Văn.

4. Không dạy vì mục đích thi cử

“Điểm cao, CV đẹp, trườngĐại học danh tiếng chỉ nên được xem là những sản phẩm phụ chứ không phải mụctiêu chính của giáo dục”- theo Josh Anderson, người nhận giải thưởng Nhà giáo củaNăm 2007.

5. Bài học gần gũi với thực tế

“Nếu bạn sẵn sàng mạo hiểmrời xa giáo án thông thường thì bạn có thể mang lại cho học sinh những bài họcbổ ích và thiết thực hơn. Các em có thể trực tiếp áp dụng những gì được họcthay vì tiếp nhận thông tin một cách bị động”- theo Daryl Bilandzija, giáo viênNgữ văn.

6. Không có đứa trẻ nào là không thể dạy dỗ

“Học sinh của tôi, chúngcũng giống như những đứa trẻ khác. Chúng có khả năng học hỏi; yêu trường lớp vàxây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè. Chúng chỉ cần học cách sử dụng nhữngkhả năng đó thôi”- theo Julia King, Nhà giáo của Năm 2013.

7. Sáng tạo là phẩm chất cần thiết

“Năm đầu tiên, tôi đượcphân vào một lớp có 250 em học sinh với ngân quỹ vỏn vẹn 100 dollar. Số tiền đóchẳng đủ để mua nhạc cụ cho các em thực hành nên tôi đành suy nghĩ giải phápthay thế, và giải pháp đó là những chiếc thùng rỗng. Với 100 dollar, tôi có thểmua được cả đống thùng sơn to để các em dùng làm trống. Lũ trẻ đều rất hàilòng. Nhiều trường học khác cũng học tập ý tưởng này và những chiếc trống-thùng sơn đã tạo ra một trào lưu âm nhạc trong các trường học ở bang Philadelphiasuốt một thời gian”- theo Jason Chuong, giáo viên âm nhạc.

8. Tạo ra những công dân tốt chứ không chỉ những học sinh giỏi

“Thử thách lớn nhất màtôi phải đối mặt đó là dạy học sinh của mình sống ngay thẳng trong một thế giớimà chủ quan mà nói, chẳng ra gì. Ngày nay báo đài thậm chí còn cổ suý cho nhữngthói hư tật xấu. Công việc của tôi là phải hướng cho các em đến những điều tốtđẹp và giúp các em hiểu rằng phải biết tự chọn lựa lối sống tốt cho mình, đừngđể bị ảnh hưởng bởi ai khác”- theo Rafe Esquith, giáo viên lớp 5.

9. Những công cụ của tương lai

“Công nghệ đang ảnh hưởngrõ rệt đến phương thức tiếp nhận kiến thức của thế hệ trẻ. Mặc dù tôi không hềcố ý đưa các phương tiện công nghệ vào bài giảng của mình nhưng chuyện đó vẫn xảyra một cách tự nhiên. Tôi nghĩ rằng chúng ta phải dần quen với những sự thay đổinày”- theo Jo- Ann Fox, giáo viên lớp 4.

10. Trở thành tấm gương cho học sinh.

“Để có thể đòi hỏi điềugì đó từ phía học sinh, tôi cảm thấy chính mình cần phải làm gương cho các emtrước. Tôi thường dành thời gian để tìm hiểu về từng em: trong giờ ăn trưa, nghỉgiữa giờ hay sau giờ học. Sau khi nhận ra thiện chí của tôi thì các em hầu hếtđều có những biến chuyển tích cực”- Jane Klir Viau, giảng viên thống kê và kinhtế vi mô.

11. Bạn không thể thành công một mình

“Với tư cách một giáoviên, bạn khó có thể đạt đến thành công trong công việc nếu thiếu đi sự trợgiúp từ các thầy cô giáo bộ môn, phòng thư ký, ban giám hiệu...vv.. Vậy nên, điềuquan trọng không phải là thuê được một giáo viên giỏi mà là đào tạo được một tậpthể hoạt động hiệu quả và cùng hướng về một mục tiêu”- Jeffrey Charbonneau, ngườiđoạt giải thưởng Nhà giáo của Năm 2013, Mỹ.

12. Trở thành học sinh của học sinh

“Nghề giáo như tấm gươngphản chiếu. Bạn là người dạy học, nhưng bạn cũng học hỏi được nhiều điều từ cáchọc sinh của mình”- theo Jay Hoffman, Nhà giáo của Năm 2013 Vermont.

Thuỳ Linh Hà (theo Huffington Post )

 

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 94
  •   Máy chủ tìm kiếm 7
  •   Khách viếng thăm 87
 
  •   Hôm nay 8,654
  •   Tháng hiện tại 242,618
  •   Tổng lượt truy cập 128,840,796