Phòng và xử trí ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết

Thứ tư - 11/02/2015 09:36
Phòng và xử trí ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết Phòng và xử trí ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết

Một trong những nguy cơ rất dễ gặp trong dịp Tết là ngộ độc thực phẩm.Dưới đây là một số lưu ý giúp phòng tránh tình trạng này và cách xử trí ngộ độc thực phẩm.

Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi người bệnh ăn hoặc uống phải thựcphẩm nhiễm độc, thực phẩm ôi thiu, thực phẩm chế biến không sạch,….hoặc cũng cóthể do chế độ ăn uống thiếu khoa học, ăn quá nhiều hoặc ăn thức ăn chứa nhiềugia vị tổng hợp…

Ngộ độc thực phẩm không dừng lại ở các triệu chứng khó chịunhư tiêu chảy, nôn mửa, bệnh còn có thể nguy hại đến tính mạng nếu không được cấpcứu kịp thời. Người bệnh do tiêu chảy và nôn nhiều dẫn tới mất nước và rối loạnchất điện giải, tử vong xảy ra khi cơ thể không được bổ sung dung dịch nước điệngiải kịp thời.

Ngoài những nguyên tắc chọn thực phẩm đảm bảo chất lượng vàodịp Tết, những lưu ý dưới đây sẽ giúp bảo vệ tốt nhất sức khỏe và hệ tiêu hóatrong dịp Tết, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và rối loạn tiêu hóa.

Bảo quản thực phẩm đúng cách

Phòng và xử trí ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết 1
Học cách bảo quản thựcphẩm đúng cách

Ngộ độc thực phẩm có thể do nhiều nguyên nhân, không chỉ donguồn gốc thức ăn không đảm bảo, mà ngay cả trong mỗi gia đình, nếu bảo quản thựcphẩm không đúng cách cũng có thể gây ra tình trạng ngộ độc.

Từ lâu, trong mỗi gia đình Việt, tích trữ thức ăn trong nhữngngày Tết đã trở thành thói quen nhằm có thể liên hoan bạn bè, gia đình xum họp,…tuy nhiên do số lượng thực phẩm tích trữ lớn nên rất có thể bị hư hỏng khi đểquá lâu.

Thêm vào đó, việc để chung thực phẩm tươi sống và thực phẩmđã chế biến trong tủ lạnh mà không bảo quản kỹ có thể gây hỏng thực phẩm.

Như vậy việc phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trong những ngày Tếtkhông loại trừ khâu bảo quản thực phẩm.

Đảm bảo ăn chín uốngsôi

Vào mỗi dịp Tết, đặc biệt với khí hậu ở khu vực miền bắc thườngẩm ướt, đây là nguyên nhân làm tăng khả năng nhiễm cúm với nguồn thực phẩm từgia cầm.Do vậy, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm cần đảm bảo thực hiện ăn chính uốngsôi, đặc biệt với thịt gia cầm.

Cân bằng dinh dưỡngvà không bỏ bữa sáng

Các món ăn cổ truyền trong ngày Tết của người Việt như bánhchưng, bánh tét, thịt đông,…chứa hàm lượng chất béo cao, ăn nhiều những thực phẩmnày có thể làm tăng nguy cơ béo phì, tăng cholesterol trong máu…. đồng thờicũng là một trong các thủ phạm của chứng khó tiêu, rối loạn tiêu hóa. Vì vậy, cầnchú ý cân bằng các thành phần dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn.Nên bổ sung chất xơcó trong rau xanh, các vitamin trong hoa quả,…

Bên cạnh đó, bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngàygiúp đảm bảo nặng lượng hoạt động cho cơ thể. Do đó, các gia đình không nên bỏqua bữa ăn quan trọng này.

Xử trí như thế nàokhi bị ngộ độc thực phẩm?

Ngộ độc thực phẩm không chỉ gây triệu chứng đau bụng, tiêuchảy thậm chí bệnh còn dẫn tới rối loạn chất điện giải, nặng nhất có thể gây tửvong cho người bệnh. Vì vậy, khi phát hiện các triệu chứng bất thường sau khiăn hoặc uống một loại thức ăn nào đó như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng quằnquại, nhức đầu, có thể sốt hoặc không... xảy ra vài phút, vài giờ, thậm chí mộtngày sau khi ăn cần phải có phương án xử trí kịp thời.

Phòng và xử trí ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết 2
Bổ sung nước và các chất điện giải rất cần thiết với người bịngộ độc thực phẩm

Khi bị ngộ độc thực phẩm, các cách sơ cứu thông dụng nhấtkhi người bệnh còn tỉnh táo là để người bệnh nghỉ ngơi, uống nhiều nước, dùng mộtsố cách gây nôn để người bệnh nôn được. Sau khi đã nôn hết, người bệnh cần đượcnghỉ ngơi và uống điện giải để cân bằng nước cho cơ thể, chống mất nước, đồngthời giúp giúp trung hòa chất độc trong cơ thể giúp hạn chế tác hại mà độc tốmang lại.

Bên cạnh đó, cần thường xuyên theo dõi nhịp tim, hô hấp…củangười bệnh, để có thể cấp cứu kịp thời khi cần thiết. Đặc biệt những trường hợpnặng gây khó thở, tím tái, co giật, trụy mạch, ngưng thở, thậm chí là hôn mê…

Lưu ý: chỉ nên tiếnhành gây nôn với bệnh nhân còn tỉnh, với trường hợp hôn mê tuyệt đối không nêngây nôn vì có thể gây sặc thức ăn và có thể gây tắc thở.

Cần thiết thăm khám tạicác cơ sở y tế

Những trường hợp bị ngộ độc thực phẩm sau khi cơ cứu cơ bảnnên đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để có biện pháp xử trí thích hợp, tránh hệlụy cho hệ tiêu hóa và cơ thể. Những trường hợp đặc biệt cần được nhanh chóng đưa đi cấp cứu tích cực tại cáccơ sở y tế có đủ năng lực thực hiện.

Dịp Tết Nguyên Đán Ất Mùi 2015, Bệnh viện Đa khoa Quốc tếThu Cúc (Thụy Khuê, Hà Nội) đã chuẩn bị những phương án tốt nhất đểphục vụ ngườidân có nhu cầu khám chữa bệnh, đặc biệt là những trường hợp cần can thiệp y tếngay lập tức.

Bên cạnh đó, đầu năm mới 2015, Bệnh viện Thu Cúc cũng đã triểnkhai nhiều chính sách khám chữa bệnh nhận được phản hồi tích cực của người dânnhư Thẻ khám bệnh gia đình, chính sách khám miễn phí ban đầu cho trẻ em dưới 6tuổi khu vực quận Tây Hồ, miễn phí khám ban đầu với người có thẻ bảo hiểm đăngký tại đây…

Phòng và xử trí ngộ độc thực phẩm trong dịp Tết 3
Bệnh viện Thu Cúc nhận được sự tin tưởng của đông đảo ngườidân

Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc có thắc mắc cần giảiđáp, bạn vui lòng liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc theo địa chỉ:286Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

Email: contact@thucuchospital.vn

Liên hệ khám chữa bệnh: 04. 383. 55555 hoặc 1900 558896/Hotline: 0904 97 0909

Website: www.benhvienthucuc.vn

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 174
  •   Máy chủ tìm kiếm 3
  •   Khách viếng thăm 171
 
  •   Hôm nay 9,048
  •   Tháng hiện tại 211,377
  •   Tổng lượt truy cập 133,295,125