Đập thủy điện làm đổi dòng chảy, "thủy quái" Mekong bên bờ tuyệt chủng

Thứ bảy - 31/08/2019 08:58
Đập thủy điện làm đổi dòng chảy, "thủy quái" Mekong bên bờ tuyệt chủng Đập thủy điện làm đổi dòng chảy, "thủy quái" Mekong bên bờ tuyệt chủng

Báo cáo mới đây cho thấy số lượng các loài động vật nước ngọt cỡ lớn đã giảm tới 97% so với năm 1970, do dòng chảy tự nhiên của các sông bị thay đổi và việc đánh bắt của con người.

Báo cáo mới đây cho thấy số lượng các loài động vật nước ngọt cỡ lớn đã giảm tới 97% so với năm 1970, do dòng chảy tự nhiên của các sông bị thay đổi và việc đánh bắt của con người.

Đập thủy điện làm đổi dòng chảy, "thủy quái" Mekong bên bờ tuyệt chủng 1
Theo các nhà khoa học, sông Mekong là nơi có nhiều loài động vật nước ngọt cỡ lớn nhất thế giới, tuy nhiên số lượng các loài này đều giảm mạnh do nhiều đập được xây dựng ở phía thượng nguồn, khiến dòng chảy tự nhiên của con sông bị ảnh hưởng. Cá đuối nước ngọt khổng lồ là một trong số những loài động vật xấu số này. Hiện tại chưa thể thống kê số lượng loài này trong tự nhiên vì chúng sinh sống ở sát lớp bùn dưới đáy sông. (Ảnh: AP).

Đập thủy điện làm đổi dòng chảy, "thủy quái" Mekong bên bờ tuyệt chủng 2
Cá da trơn khổng lồ sông Mekong
cũng là loài vật từng một thời "tung hoành" ở khu vực Thái Lan và Campuchia, nhưng số lượng loài này càng ngày càng ít hơn, và rất hiếm có trường hợp các ngư dân bắt được cá thể có cân nặng hơn 100 kg, trước đây điều này thường xuyên diễn ra. (Ảnh: AP).

Đập thủy điện làm đổi dòng chảy, "thủy quái" Mekong bên bờ tuyệt chủng 3
Các ngư dân Campuchia bên cạnh một con cá chép Xiêm khổng lồ đánh bắt được tại Biển Hồ (Tonle Sap) hồi năm 2005, cũng giống như cá da trơn khổng lồ, những con cá chép Xiêm cỡ lớn đang ngày càng hiếm gặp trên lưu vực sông Mekong. (Ảnh: AP).

Đập thủy điện làm đổi dòng chảy, "thủy quái" Mekong bên bờ tuyệt chủng 4
Con dông khổng lồ Trung Quốc
có thể đạt chiều dài 1,5 mét, là một trong hai giống dông khổng lồ duy nhất thế giới bên cạnh giông khổng lồ Nhật Bản. Tuy nhiên, khác với ở Nhật, số lượng loài này ở Trung Quốc đang bị đe dọa nghiêm trọng do khai thác quá đà, dựa trên niềm tin không có căn cứ cho rằng thịt loài này bổ dưỡng, có thể trị một số bệnh. (Ảnh: Zoological Society of London).

Đập thủy điện làm đổi dòng chảy, "thủy quái" Mekong bên bờ tuyệt chủng 5
Cá sấu mõm dài (alligator gar)
là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất Bắc Mỹ, sinh sống ở khu vực sông Mississippi và có thể đạt độ dài 2 mét. Số lượng loài này đã sụt giảm nghiêm trọng do ô nhiễm và đánh bắt quá mức để làm món trứng cá muối (caviar). (Ảnh: AP).

Đập thủy điện làm đổi dòng chảy, "thủy quái" Mekong bên bờ tuyệt chủng 6
Cá heo sông Dương Tử
được cho là đã tuyệt chủng ngoài tự nhiên, lần gần đây nhất chúng được phát hiện là vào năm 2016. Ô nhiễm, quá tải giao thông đường thủy và con đập Tam Hiệp khổng lồ được cho là những nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm của loài này. (Ảnh: National Geographic).

Đập thủy điện làm đổi dòng chảy, "thủy quái" Mekong bên bờ tuyệt chủng 7
Cá heo sông Mekong (cá nược)
cũng là loài động vật đang bị nguy cấp, hiện chỉ còn khoảng ít hơn 100 cá thể ở khu vực sông Mekong, đoạn chảy qua Campuchia. (Ảnh: WWF).

Đập thủy điện làm đổi dòng chảy, "thủy quái" Mekong bên bờ tuyệt chủng 8
Theo thống kê, loài rùa mai mềm khổng lồ chỉ còn lại 3 cá thể trên toàn thế giới, trong đó có 2 con ở Trung Quốc và 1 cá thể ở hồ Đồng Mô tại Việt Nam. Loài động vật này có thể sống tới 100 tuổi và cân nặng hơn 100kg. (Ảnh: China Daily).

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 172
  •   Máy chủ tìm kiếm 3
  •   Khách viếng thăm 169
 
  •   Hôm nay 27,180
  •   Tháng hiện tại 827,015
  •   Tổng lượt truy cập 128,445,254