Lý giải hiện tượng ánh sáng hoàng đạo

Chủ nhật - 08/03/2015 00:30
Lý giải hiện tượng ánh sáng hoàng đạo Lý giải hiện tượng ánh sáng hoàng đạo

Ánh sáng hoàng đạo là loại ánh sáng kỳ lạ có hình chóp, dễ thấy nhất ở đường chân trời vào mùa xuân hoặc mùa thu.

Lý giải hiện tượng ánh sáng hoàng đạo 1
Ánh sáng hoàng đạo. (Ảnh: ESO/Y)

Ánh sáng hoàng đạo, hoặc bình minh giả, là nguồn ánh sáng kỳ lạ giống một kim tự tháp mờ ảo, kéo dài lên từ đường chân trời phía đông vào mùa thu, trước khi Mặt Trời mọc. Người quan sát cũng có thể thấy nó ở phía tây vào mùa xuân, sau khi Mặt Trời lặn. Trong trường hợp này nó được gọi là hoàng hôn giả.

Mùa xuân và mùa thu đến vào những tháng khác nhau ở bắc bán cầu và nam bán cầu. Từ cuối tháng 8 đến đầu tháng 11, ánh sáng hoàng đạo tại bắc bán cầu xuất hiện trước buổi bình minh, ở nam bán cầu xuất hiện lúc chiều tối. Từ cuối tháng hai đến đầu tháng 5, ánh sáng hoàng đạo tại bắc bán cầu xuất hiện vào buổi chiều tối, ở nam bán cầu xuất hiện trước lúc bình minh.

Điều kiện để nhìn thấy ánh sáng hoàng đạo là bầu trời tối, ánh đèn thành phố không che khuất ánh sáng tự nhiên trên bầu trời. Ánh sáng hoàng đạo thậm chí có màu trắng sữa rõ ràng hơn so với dải Ngân hà vào mùa hè.

Nhiều người cho rằng, ánh sáng hoàng đạo bắt nguồn từ hiện tượng nào đó trên tầng cao khí quyển của Trái Đất. Tuy nhiên, nó hình thành khi ánh sáng Mặt Trời phản chiếu vô số hạt bụi bay xung quanh Mặt Trời, thuộc mặt phẳng đĩa của hệ Mặt Trời (Trái Đất và các thiên thể dường như đều quay xung quanh một mặt phẳng hình đĩa với tâm là Mặt Trời). Những hạt bụi này còn sót lại trong quá trình hình thành Trái Đất và các hành tinh khác cách đây 4,5 tỷ năm.

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 202
 
  •   Hôm nay 3,430
  •   Tháng hiện tại 320,732
  •   Tổng lượt truy cập 133,404,480