Vật thể lạ bay ngang bầu trời Anh giữa ánh sáng cam “không thể tồn tại”

Thứ hai - 11/12/2023 13:44
Vật thể lạ bay ngang bầu trời Anh giữa ánh sáng cam “không thể tồn tại” Vật thể lạ bay ngang bầu trời Anh giữa ánh sáng cam “không thể tồn tại”

Cảnh quan huyền bí được tạo ra khi cơn bão từ "hẻm núi lửa Mặt Trời" mang theo quả cầu lửa lớn lao vào Trái đất, cùng lúc với sự xuất hiện của một vật thể lạ.

Cảnh quan huyền bí được tạo ra khi cơn bão từ "hẻm núi lửa Mặt trời" mang theo quả cầu lửa lớn lao vào Trái đất, cùng lúc với sự xuất hiện của một vật thể lạ.

Theo Live Science, các nhiếp ảnh gia ở Anh đã bắt được những khoảnh khắc vô cùng hiếm thấy với cực quang màu cam kết hợp với các sắc độ hồng, vàng, xanh...; chưa kể một vật thể lạ - có thể là thiên thạch - đột ngột cắt chéo bầu trời.

Vật thể lạ bay ngang bầu trời Anh giữa ánh sáng cam “không thể tồn tại” 1
Cực quang ở Scotland vừa qua có màu cam huyền bí xen lẫn màu hồng, xanh lục - (Ảnh: Graeme Whipps).

Cực quang màu cam trước đây được cho là không thể nhìn thấy từ Trái đất về mặt lý thuyết. Tuy nhiên, đây là lần thứ 2 nhân loại bắt được nó chỉ trong vòng vài tháng do hoạt động cuồng nộ bất thường của Mặt trời.

Trong bức ảnh nhiếp ảnh gia Graeme Whipps vừa công bố, được chụp từ Scotland - Vương quốc Anh, "ánh sáng phương Bắc" hiện ra với sắc cầu vồng cực lạ.

Cực quang này là một phần của một cơn bão địa từ nhỏ loại G2 tấn công Trái đất vào cuối tháng 11.

Tuy nhiên nó mang theo một thứ: Quả cầu lửa CME, tức "vụ phóng khối lượng đăng quang".

Khối plasma rực sáng này đập vào từ quyển Trái đất ngay trước khi cực quang xuất hiện. Các hạt năng lượng cao trong nó tương tác với các đường sức từ của Trái đất, tạo nên ánh sáng đẹp đẽ gọi là cực quang.

Nguồn gốc của nó được cho là "hẻm núi lửa Mặt trời", một khu vực hỗn loạn từ trường giống cái xuất hiện sau một vụ phun trào năng lượng cao đúng dịp Halloween.

Điều bất thường lớn nhất là màu cam của cực quang.

Màu sắc cực quang phụ thuộc vào nguyên tố bị kích thích do CME và vị trí của chúng trên bầu trời. Hai màu cực quang phổ biến nhất là đỏ và xanh lục, có nguồn gốc từ các phân tử oxy ở độ cao khác nhau.

Về lý thuyết, không có bất kỳ nguyên tử nào ở bất kỳ độ cao nào có thể tạo ra màu cam.

Theo các chuyên gia cộng tác với Live Science, cực quang cam này không phải do một nguyên tử mới lạ, mà là do sự trộn lẫn giữa ánh sáng đỏ - xanh. Điều này chỉ có thể xảy ra trong một vụ cực quang bùng nổ, các dải cực quang đỏ và xanh lục quá nhiều, xếp chồng lên nhau theo một cách hoàn hảo.

Màu cam bất thường từng được ghi nhận trong một cơn bão địa từ khác ở Canada hôm 19-10.

Như để tăng thêm độ huyền bí, nhiếp ảnh gia Graeme Whipps tiếp tục bắt được một vật thể lạ cắt xiên qua bầu trời trong bức ảnh khác, chụp tại cùng địa điểm.

Vật thể lạ bay ngang bầu trời Anh giữa ánh sáng cam “không thể tồn tại” 2
Giữa cực quang, một ánh sáng trắng xuất hiện do vật thể lạ cắt qua bầu trời - (Ảnh: Graeme Whipps).

Cực quang trong bức ảnh này đã lắng dịu, chỉ còn màu xanh lục thông thường, nhưng vệt sáng lạ gây chú ý.

Có thể đó là một thiên thạch nào đó lao xuống và bị đốt cháy trong bầu khí quyển. Đến nay, vẫn chưa có báo cáo nào về việc ai đó tìm thấy vật thể không gian mới trong khu vực.

  • Lý giải về hiện tượng cực quang
  • Giải mã âm thanh huyền bí của Bắc cực quang
  • Lần đầu tiên các nhà thiên văn phát hiện cực quang trên Mặt trời

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 237
  •   Máy chủ tìm kiếm 64
  •   Khách viếng thăm 173
 
  •   Hôm nay 27,193
  •   Tháng hiện tại 513,360
  •   Tổng lượt truy cập 129,111,538