Tận mục sở thị thành phố hẹp nhất thế giới, nơi rộng nhất chỉ 300 mét

Thứ năm - 19/10/2023 02:47
Tận mục sở thị thành phố hẹp nhất thế giới, nơi rộng nhất chỉ 300 mét Tận mục sở thị thành phố hẹp nhất thế giới, nơi rộng nhất chỉ 300 mét

Yanjin, thành phố hẹp nhất thế giới với hơn 450.000 người sinh sống, trông giống với bối cảnh trong một bộ phim điện ảnh hay trò chơi điện tử mô phỏng.

Yanjin (Diêm Tân) - thành phố hẹp nhất thế giới với hơn 450.000 người sinh sống, trông giống với bối cảnh trong một bộ phim điện ảnh hay trò chơi điện tử mô phỏng.

Tận mục sở thị thành phố hẹp nhất thế giới, nơi rộng nhất chỉ 300 mét 1
Yanjin được coi là thành phố hẹp nhất thế giới

Xây dựng dọc theo sông Nanxi, giữa những ngọn núi dốc của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, Yanjin được coi là thành phố hẹp nhất thế giới.

Nhìn từ trên cao, thật khó để tin rằngYanjin là một khu định cư có cư dân sinh sống lâu năm như thế thực sự tồn tại trong đời thực. Thành phố có khoảng 450.000 dân.

Phần đất hẹp để sinh sống bị kẹp giữa sông Nanxi và những ngọn núi dốc hai bên là thành phố cho khoảng hàng trăm nghìn người dân sinh sống.

Tận mục sở thị thành phố hẹp nhất thế giới, nơi rộng nhất chỉ 300 mét 2
Thành phố nằm hai bên bờ sông Nanxi.

Nhưng đó là điều khiến Yanjin trở nên đặc biệt. Khu vực trông giống những gì xuất hiện trong một bộ phim giả tưởng hoặc trong trò chơi mô phỏng tòa nhà hơn là thành phố hiện đại.

Tại điểm hẹp nhất, Yanjin chỉ rộng 30 mét, trong khi phần rộng nhất của thành phố là khoảng 300 mét.

Ở mỗi bên có một con đường chính và mặc dù thành phố trải dài vài km dọc theo sông, nhưng không có nhiều cây cầu.

Vì đất đai hẹp, nên giá đất đắt đỏ nên nhiều chung cư nằm ngay bên bờ sông, xây dựng trên những cây cột để tránh lũ lụt phòng trường hợp nước dâng.

Tận mục sở thị thành phố hẹp nhất thế giới, nơi rộng nhất chỉ 300 mét 3
Những cây cầu bắc qua sông kết nối hai bờ sông.

Những người mới đến Yanjin đều có cảm giác choáng ngợp khi đứng giữa hai bên là vách đá, đặc biệt vào những ngày mưa, dòng sông trở nên đục ngầu, chảy ào ạt như sông Hoàng Hà và toàn bộ khu vực dường như đổ nát trong mưa gió.

Đoạn phim quay bằng máy bay không người lái về Yanjin lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc khiến nhiều người tò mò, đặt câu hỏi về lý do tại sao bất cứ ai cũng muốn sống trong một thành phố chật hẹp như vậy.

Trên thực tế khu vực này đã có người sinh sống hàng trăm năm qua, nhiều người dân địa phương không nghĩ đến việc sinh sống ở bất kỳ nơi nào khác. Từ Bắc Kinh, bạn có thể mất hơn 7 tiếng đi máy bay hoặc hơn 15 tiếng đi tàu để tới Yanjin.

Tuy nhiên giao thông không thuận lợi là lý do hạn chế sự phát triển của thành phố. Vì thành phố hẹp nhất thế giới này bị bao quanh bởi núi, sông lại chỉ có ít con đường chính nên khá khó khăn trong việc để tiếp cận.

Mô hình chống lụt của Diêm Tân là một điển hình cho các thành phố thông minh hiện nay ở Trung Quốc

Tình trạng ngập lụt đô thị đã phát sinh trong bối cảnh đô thị hóa hiện đại do biến đổi khí hậu. Vì vậy, Trung Quốc rất cần mô hình chống lụt có nhiều ưu điểm trong việc cải thiện môi trường nước, kiểm soát ngập úng đô thị, giảm ô nhiễm dòng chảy, cải thiện chất lượng nước sông và hồ, tái chế tài nguyên nước mưa, bổ sung nước ngầm...

Tận mục sở thị thành phố hẹp nhất thế giới, nơi rộng nhất chỉ 300 mét 4
Khu vực này đã có người sinh sống hàng trăm năm qua.

Mô hình chống lũ lụt của thành phố Diêm Tân là một điển hình để thiết kế một hệ sinh thái mưa lũ đô thị có quy hoạch và khả thi nhằm thúc đẩy việc xây dựng thành phố thông minh, thành phố nổi ven biển hoặc ven sông ở Trung Quốc.

Mô hình này đã được tái cấu trúc và tích hợp các quy tắc truyền thống và yêu cầu xây dựng thành phố nổi. Cụ thể, việc thiết kế theo chiều dọc các tuyến đường ở đô thị miền núi ưu tiên điều kiện địa hình của toàn đô thị. Ngoài đường trục chính của thành phố thẳng tắp, các tuyến đường còn lại được thiết kế phù hợp với địa hình núi non.

Địa hình tổng thể dốc hai bên và thoải ở giữa nên đường được thiết kế thẳng đứng dọc theo địa hình mà không phá hủy địa hình và thảm thực vật xanh. Các cơ sở xử lý nước thải và nơi lưu trữ nước được đặt tại đáy thung lũng, ở vị trí thấp hơn so với độ cao thẳng đứng của đường. Các bờ sông được coi là bờ kè sinh thái và vành đai xanh dọc theo sông.

  • Nhà bị ngập, xử lý ra sao để không bị điện giật và hư hại thiết bị điện?
  • Nhà khoa học cảnh báo về mối nguy đáng sợ từ virus "ngủ đông" 50.000 năm
  • Thử nghiệm turbine khí đầu tiên chạy bằng hydro

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 114
  •   Máy chủ tìm kiếm 4
  •   Khách viếng thăm 110
 
  •   Hôm nay 14,817
  •   Tháng hiện tại 825,974
  •   Tổng lượt truy cập 130,409,743