Pháp ứng dụng phương pháp tạo nước từ sương mù để ứng phó khô hạn

Thứ tư - 23/08/2023 11:12
Pháp ứng dụng phương pháp tạo nước từ sương mù để ứng phó khô hạn Pháp ứng dụng phương pháp tạo nước từ sương mù để ứng phó khô hạn

Lợi ích của phương pháp tạo nước từ sương là không dùng máy móc, mà chỉ là những giàn hứng sương đơn giản.

Theo phóng viên tại Paris, trong bối cảnh khô hạn ngày càng trầm trọng, Pháp đang khuyến khích việc sử dụng kỹ thuật hứng sương mù, hiện đang được ứng dụng ở nhiều quốc gia để tưới tiêu cho nông nghiệp hoặc đáp ứng nhu cầu nước của cộng đồng.

Mặc dù vẫn còn ít được biết đến ở Pháp, phương pháp cổ xưa này đã được khôi phục và áp dụng ở nhiều vùng khô cằn, đặc biệt là ở khu vực Mỹ Latinh.

Pháp ứng dụng phương pháp tạo nước từ sương mù để ứng phó khô hạn 1
Lợi ích của phương pháp này là không dùng máy móc, mà chỉ là những giàn hứng sương đơn giản. (Nguồn: CNN)

Trong những năm 1960, Chile đã đi tiên phong bằng cách lắp đặt các lưới hứng sương trong sa mạc Atacama.

Tại Maroc, các phụ nữ thuộc Tổ chức Phi Chính phủ Dar Si Hmad đã thiết kế và lắp đặt hệ thống thu thập nước từ sương mù lớn nhất thế giới từ năm 2015 tại dãy núi Sidi Ifni, để cung cấp nước cho hàng trăm hộ gia đình.

Trong vài năm gần đây, châu Âu cũng đã chứng kiến những sáng kiến như vậy phát triển mạnh mẽ ở Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Ủy ban châu Âu (EC) thậm chí đã dành một chương trình cho kỹ thuật này từ năm 2020.

Công cụ cơ bản được sử dụng để thu thập sương mù là rất đơn giản. Đó là các tấm lưới di động được làm từ nhựa (polypropylene) hoặc từ thép, được gắn trên các cọc thép không gỉ có chiều cao từ 2 đến 4 mét.

Được đặt mặt hướng về phía gió mang theo mây và sương mù, những tấm lưới này sẽ thu giữ các hạt nước lơ lửng trong không khí - thành phần chính tạo nên sương mù. Những hạt nước này sẽ dần tích tụ trong lưới và cuối cùng hình thành một dòng nước, có thể được vận chuyển hoặc lưu trữ.

Làm việc tại Viện Nghiên cứu phát triển, chuyên gia nghiên cứu về thủy văn học Alain Gioda là người đã tham gia vào các dự án thu thập sương mù ở khu vực Mỹ Latinh vào đầu những năm 1990.

Chuyên gia này giải thích: "Lợi ích của phương pháp này là không dùng máy móc, mà chỉ là những giàn hứng sương đơn giản. Đây là một kỹ thuật có chi phí thấp, không tiêu thụ năng lượng và không có rủi ro hỏng hóc".

Nhà nghiên cứu Franck Galland của Quỹ Nghiên cứu Chiến lược (Pháp), cho biết: "Các mắt lưới polypropylen của những tấm lưới này giữ lại được trung bình 30% lượng nước từ sương mù. Nước tích tụ lại từ sương sau đó có thể được sử dụng để tưới vườn ươm hoặc đất nông nghiệp hoặc để cung cấp nước uống cho các ngôi làng hẻo lánh".

Những tấm lưới hứng sương mù có thể tạo ra lượng nước đáng kể - khoảng từ 20 đến 40 lít trên mỗi mét vuông lưới mỗi ngày - và chi phí thấp (từ 70 đến 180 euro cho một bộ thu thập nhỏ được thiết kế để sử dụng với tuổi thọ 10 năm). Tuy nhiên, vấn đề là khó có thể phát triển mô hình này ở quy mô lớn.

  • Thu thập nước trong không khí để trồng cây ở sa mạc
  • Chế tạo thành công hệ thống thu thập nước từ hơi ẩm hoạt động 24/7, phơi nắng gắt cũng ra nước
  • Thiết bị sản xuất 38 lít nước sạch trong 1 giờ từ không khí loãng sẽ là cứu cánh cho loài người trong tương lai

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 138
  •   Máy chủ tìm kiếm 40
  •   Khách viếng thăm 98
 
  •   Hôm nay 32,340
  •   Tháng hiện tại 293,592
  •   Tổng lượt truy cập 128,891,770