Nhạc cụ lớn nhất thế giới rộng 14.100m2 làm từ hang động

Thứ sáu - 10/11/2023 05:13
Nhạc cụ lớn nhất thế giới rộng 14.100m2 làm từ hang động Nhạc cụ lớn nhất thế giới rộng 14.100m2 làm từ hang động

Đàn Great Stalacpipe Organ được tạo ra từ các thạch nhũ trong hệ thống hang động Luray, mang đến âm thanh độc nhất vô nhị trên thế giới.

Đàn Great Stalacpipe Organ được tạo ra từ các thạch nhũ trong hệ thống hang động Luray, mang đến âm thanh độc nhất vô nhị trên thế giới.


Nhạc cụ lớn nhất thế giới, đàn Great Stalacpipe Organ. (Video: Great Big Story).

Hệ thống hang động Luray do thợ thiếc Andrew Campbell và cháu trai của ông phát hiện vào ngày 13/8/1878. Đây là hệ thống hang động lớn nhất miền Đông nước Mỹ, với vô số thạch nhũ và măng đá.

Quá trình hình thành hang động bắt đầu từ hàng trăm triệu năm trước, khi nơi đây là một phần của đáy biển cổ đại. Qua thời gian, trầm tích nén lại, tạo thành một dạng đá vôi gọi là dolomite. Khi hai lục địa va chạm cách đây 300 - 500 triệu năm, tạo thành dãy núi Appalachian, khối đá bị đẩy lên trên và trở thành khu vực ngày nay gọi là Đồi Hang động. Hang động hình thành khi nước có tính axit thấm qua những khe nứt trong đá, sau đó thạch nhũ và măng đá phát triển từ canxi cacbonat lắng đọng từ những giọt nước.

Không lâu sau khi phát hiện ra hang động, người ta bắt đầu chú ý đến những đặc điểm âm thanh của nó, thậm chí có những buổi hòa nhạc được tổ chức tại đây, theo một cuốn sách năm 1880. Tác giả cuốn sách cho biết, khi được người hướng dẫn dùng ngón tay gõ nhẹ, thạch nhũ sẽ phát ra những âm thanh ngọt ngào quyến rũ.

Năm 1954, nhà toán học kiêm kỹ sư điện Leland Sprinkle cùng con trai tham quan hệ thống hang động Luray. Khi đó, hướng dẫn viên du lịch cũng chứng minh rằng thạch nhũ có kích thước khác nhau phát ra những âm khác nhau.

Nhạc cụ lớn nhất thế giới rộng 14.100m2 làm từ hang động 1
Great Stalacpipe Organ mang đến âm thanh cực độc đáo.

Sprinkle quyết định chế tạo nhạc cụ lớn nhất thế giới, Great Stalacpipe Organ (Đàn organ Thạch nhũ Vĩ đại). Ông mất ba năm cạo các thạch nhũ để tạo ra những nốt nhạc chính xác, hai trong số 37 thạch nhũ được giữ nguyên vì âm thanh vốn đã lý tưởng. Sau đó, ông chế tạo một hệ thống sao cho khi nhấn các phím đàn organ, tín hiệu điện sẽ được truyền đến một thiết bị gõ, gõ vào thạch nhũ tương ứng.

Kết quả rất tuyệt vời và cũng khác nhau, tùy vào vị trí của người nghe trong hang. "Âm thanh trong hang động không đồng nhất. Có những nơi âm thanh không dội lại nhiều, những nơi khác thì vang hơn. Vách hang càng rỗ hoặc gồ ghề thì âm thanh sẽ càng ít vang", nhà âm học khảo cổ David Lubman giải thích.

Nhạc cụ khổng lồ có tổng diện tích khoảng 14.100m2 và không dễ chơi vì thời gian từ khi nghệ sĩ nhấn phím cho đến lúc nghe thấy nốt nhạc kéo dài gần một giây. Thêm vào đó, các thạch nhũ nằm rải rác khắp hang nên thời gian nốt nhạc vang đến tai nghệ sĩ chơi đàn không giống nhau. Để thuận tiện hơn, nhạc cụ giờ được tự động hóa khi chơi cho khách tham quan.

  • AI phục chế màn biểu diễn đỉnh cao của ảo thuật gia nhà Thanh: David Copperfield cũng phải nể!
  • Bí ẩn vụ nổ Tunguska có thể đã có lời giải, nguyên nhân thực chất là hiện tượng thiên thạch trôi dạt
  • Vì sao mộ thường được đắp thành hình tam giác? Đọc xong mới biết người xưa thông minh thế nào!

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 145
 
  •   Hôm nay 28,270
  •   Tháng hiện tại 921,948
  •   Tổng lượt truy cập 128,540,187