Kỳ diệu ngâm ấm bàn chân

Thứ hai - 23/02/2015 14:09
Kỳ diệu ngâm ấm bàn chân Kỳ diệu ngâm ấm bàn chân

Ngâm mình trong nước ấm một phần hoặc toàn bộ cơ thể là một trong những hình thức cổ xưa nhất của y học, và có lý do chính đáng tại sao hình thức điều trị này đã tồn tại lâu dài trước thử thách của thời gian.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, điều trị bằng phương pháp ngâm nướcấm mang lại nhiều tác dụng tốt cho cơ xương khớp, bao gồm cả xơ cơ, viêm khớp,có thể làm giảm sưng, viêm và tăng cường lưu thông máu.

Kỳ diệu ngâm ấm bàn chân 1

Bán chân cần ấm

Hai bàn chân là nơi tập trung các huyệt đạo tác động đến hầuhết các bộ phận trên cơ thể từ não bộ đến mắt, tai, mũi, các tuyến yên, giáp, tụy;từ các hệ thần kinh cho đến các cơ quan ngũ tạng như: tim, gan, mật, phổi, thận;cho đến các cơ quan tiêu hóa: dạ dày, ruột, kết tràng, lá lách, bàng quang. Tácđộng lên các huyệt đạo sẽ kích thích hoạt động các cơ quan trên.

Hiện nay, phương pháp xoa bóp bấm huyệt bàn chân thường kếthợp liệu pháp ngâm chân bằng nước thuốc để tăng thêm hiệu quả trong điều trị.

Tuy nhiên, người ta cũng có thể dùng riêng lẻ nước ấm đơnthuần hoặc nước ấm pha thuốc ngâm chân để nhiệt độ và chất thuốc hòa tan trongnước tác động thấm vào da nhằm điều hòa kinh khí, hoạt huyết, khu tà. Từ đóphương pháp này có tác dụng cải thiện, phòng và điều trị một số bệnh thúc đẩytuần hoàn máu, giải trừ mỏi mệt, giúp dễ ngủ, giảm sự căng thẳng, giảm đau, cảithiện teo cơ, cứng khớp chi dưới.

Khi ngâm bàn chân đồng thời thực hiện xoa bóp ở các ngónchân, lòng bàn chân thì có thể phòng và chữa được nhiều chứng bệnh. Chẳng hạnngón chân cái là đường đi ngang qua của hai kinh Can - Tỳ, giúp sơ can - kiện tỳlàm giảm tức hông sườn, tăng sự thèm ăn, tránh tiêu chảy. Ngón chân thứ hai thuộckinh Vị, giúp phòng và điều trị chứng rối loạn tiêu hóa. Ngón chân thứ tư thuộckinh Đởm, giúp phòng trị táo bón và đau hông sườn và ngón chân út thuộc kinhbàng quang, chữa chứng đái dầm ở trẻ, điều chỉnh tử cung của phụ nữ. Lòng bànchân có huyệt Dũng tuyền thuộc kinh Thận, giúp điều trị thận hư, suy nhược...

Dùng nước nóng ngâm bàn chân là tạo sự kích thích lành tính,làm hưng phấn các rễ thần kinh, giúp tăng cường trí nhớ, đem lại cảm giác thoảimái, nhẹ nhàng cho chân và não.

Các bài thuốc ngâmchân

Có thể dùng độc vị như: quế chi, gừng, lá lốt, kinh giới,hương nhu, ngải cứu... Nói chung, những dược liệu có tinh dầu đều dùng để ngâmchân.

Đối với người đau nhứcxương khớp có thể dùng độc vị hoặc sử dụng các loại thảo dược hay sử dụng đểxông như: ngải cứu, lá gừng, lá hương nhu, muối hột rất tốt cho các bệnh khớp,lạnh tay chân.

Khi nước ngâm chân còn nóng, đặt 2 bàn chân cách mặt nước mộtkhoảng để xông hơi, không vội ngâm chân ngay vào nước nóng, để tránh cho bànchân bị phỏng nếu nước quá nóng và để chân làm quen dần với nhiệt độ cao. Khinước giảm nhiệt thì đặt dần bàn chân xuống thấp, đặt bàn chân sát trên mặt nước,sau đó ngâm cả bàn chân.

Mất ngủ: dùng nướcnóng ngâm rửa chân 1 lần mỗi tối trước khi đi ngủ. Ngoài ra cần đảm bảo chỗ ngủyên tĩnh, thoáng mát. Khi ngủ cần giữ tâm lý thư thái, không nghĩ ngợi lungtung.

Di tinh, xuất tinh sớm:dùng nước nóng ngâm rửa chân 1 lần mỗi tối trước khi ngủ. Giữ tinh thần thưthái. Không xem phim, sách báo khêu gợi tình dục.

Đau gót và viêm khớp cổchân: dùng nước thuốc gồm: thấu cốt thảo 30g, tầm cốt phong 30g, độc hoạt15g, nhũ hương l0g, một dược l0g, huyết kiệt l0g, lão hạc thảo 30g. Ngâm rửachân lúc còn nóng, mỗi ngày 2 lần.

Viêm tắc tĩnh mạchchân: dùng thủy diệt 30g, thổ nguyên l0g, đào nhân l0g, tô mộc l0g, hồnghoa l0g, huyết kiệt l0g, xuyên ngưu tất 15g, phụ tử l0g, quế chi 20g, địa long30g, cam thảo 15g, nhũ hương l0g, một dược l0g. Nấu lấy nước thuốc, đổ vào chậugỗ. Ngâm rửa từ đầu gối trở xuống. Dùng khi nước thuốc còn nóng.

Cách nấu: đun các vị thuốc trên với 2 lít nước cho sôi vớitrong 10 - 20 phút rồi pha lại với nước lạnh sao cho nước thuốc 40 - 60°C là vừa.

Chuẩn bị ngâm chân cần phải chuđáo

Bài thuốchoặc vị thuốc có sẵn để hòa với nước sôi, như: thuốc ngâm châm kết hợp tác độnglên các vùng ở bàn chân, thuốc thang sắc sau khi xông hơi nước thuốc rồingâm. Kiểm tra nhiệt độ của nước ngâm xem nóng quá hoặc chưa đủ nóng để điềuchình. Chúng ta chỉ cần ngâm trong vòng 20-30 phút, sau đó lau khô chân là được.

Theo Huỳnh Tấn Vũ

Sứckhỏe &đời sống

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí


 
 Từ khóa: nhũ hương
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 77
  •   Máy chủ tìm kiếm 4
  •   Khách viếng thăm 73
 
  •   Hôm nay 49,746
  •   Tháng hiện tại 829,705
  •   Tổng lượt truy cập 129,427,883