Thứ trưởng Trương Minh Tuấn nói về tình trạng mạo danh trên Facebook

Thứ hai - 16/03/2015 16:48
Thứ trưởng Trương Minh Tuấn nói về tình trạng mạo danh trên Facebook Thứ trưởng Trương Minh Tuấn nói về tình trạng mạo danh trên Facebook

Dân trí “Mạng xã hội là nơi giao tiếp, trao đổi thông tin giữa những người sử dụng. Rất nhiều thông tin đưa lên đó không phải là thông tin chính thống của Nhà nước hay các đồng chí lãnh đạo”, Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) đã trả lời phỏng vấn báo chí về nạn mạo danh trên mạng xã hội.

Thứ trưởng Trương Minh Tuấn nói về tình trạng mạo danh trên Facebook 1
 Thứ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Trương Minh Tuấn.

Phóng viên: Tình trạngmạo danh chính khách trên mạng xã hội đang diễn ra phổ biến, xin Thứ trưởng chobiết ý kiến về thực trạng này?

Thứ trưởng TrươngMinh Tuấn: Hầu hết các mạng xã hội hiện nay chưa có cơ chế cho phép xác thựcdanh tính của người sử dụng. Người sử dụng mạng xã hội có thể tự lựa chọn chomình tên tài khoản để sử dụng. Vì vậy, việc mạo danh có thể thực hiện một cáchdễ dàng. Trên thực tế hiện nay trên mạng xã hội, có không ít trang blog vàFacebook cá nhân mạo danh một số đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước.Tôi xin khẳngđịnh các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước không có blog và Facebook cá nhân,những trang blog và Facbook mang tên các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đềulà mạo danh.

Mạng xã hội là nơi giao tiếp, trao đổi thông tin giữa nhữngngười sử dụng. Rất nhiều thông tin đưa lên đó không phải là thông tin chính thốngcủa Nhà nước hay các đồng chí lãnh đạo. Do vậy việc mạo danh của một cá nhânnào đó phát ngôn trên mạng xã hội không liên quan gì đến phát ngôn của nhà nước.Và bất kỳ phát ngôn của một cá nhân nào đó thì cá nhân đó tự chịu trách nhiệmtrước luật pháp Việt Nam.

Vậy Bộ TT&TT cókhuyến cáo gì với người dùng mạng xã hội?

Như trên đã đề cập, mạng xã hội đã tồn tại và phổ biến tạiViệt Nam cũng như trên thế giới. Đây được xem là một phương tiện để kết nối bạnbè và chia sẻ thông tin. Do vậy tự cá nhân mỗi người phải chắt lọc thông tincho mình vì đó không phải là kênh thông tin chính thống. Một trong những mụctiêu của mạng xã hội là nâng cao vai trò của mỗi công dân trong việc tạo lậpquan hệ và tự tổ chức xoay quanh những mối quan tâm chung trong những cộng đồngthúc đẩy sự liên kết các tổ chức xã hội. Bản thân mỗi người phải tìm đến nhữngnguồn thông tin chính thống hoặc đi tìm hiểu kỹ hơn về mức độ chính xác thôngtin mà mình tiếp nhận. Vì thế tất cả những người dùng mạng xã hội đều phải lưuý đến vấn đề bí mật đời tư và xâm phạm đến bí mật đời tư của người khác. Mỗi cánhân tham gia mạng xã hội phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tinmình đưa ra.

Tóm lại, hiện nay, trên mạng xã hội, việc mạo danh các cánhân, tổ chức, nhất là mạo danh các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước để phục vụcác ý đồ xấu là hết sức nguy hiểm. Vì vậy, người sử dụng mạng xã hội cũng phảiđề cao cảnh giác như cảnh giác đối với những kẻ mạo danh trong xã hội mà chúngta vẫn thường bắt gặp.

Làm thế nào để ngườidân phân biệt được đâu là trang mạng xã hội giả, đâu là trang chính thức củacác chính khách, thưa Thứ trưởng?

Social Network còn gọi là mạng xã hội hay mạng xã hội ảo, vìtính chất đặc thù của nó như vậy, không nên đặt vấn đề thật giả mà nên đặt vấnđề từ góc độ đúng hoặc trái pháp luật.

Để phân biệt đâu là thông tin chính thống, đâu là thông tinkhông chính thống, đâu là trang giả mạo, theo tôi, cách đơn giản nhất là ngườisử dụng chỉ nên coi nguồn tin được phát ngôn từ người phát ngôn được chỉ định củacơ quan, tổ chức, hoặc thông tin được đưa lên trang thông tin điện tử chính thứccủa cơ quan, tổ chức đó, là thông tin chính thống. Còn lại, chỉ nên coi mạng xãhội là một trong những cách mà xã hội lan truyền, chia sẻ thông tin, thông tinđó chỉ có tính chất tham khảo; và người lan truyền thông tin sai sự thực sẽ bịxử lý theo pháp luật.

Bộ trưởng Y tế NguyễnThị Kim Tiến đã công khai trang mạng xã hội của mình và nhận được nhiều sự ủnghộ. Với những trường hợp như Bộ trưởng Tiến, Bộ TT&TT có biện pháp kỹ thuậtnào để bảo vệ các trang mạng xã hội của chính khách hay không?

Việc Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến công khai trang mạngxã hội của mình có ý nghĩa cầu thị, nhưng như tôi đã nói ở trên, tất cả cácphát ngôn chính thức đều phải thực hiện theo Quy chế phát ngôn do Thủ tướngChính phủ ban hành theo Quyết định số 25/2013/QĐ-TTg. Với tư cách là đại diện củacơ quan quản lý nhà nước về thông tin, chúng tôi tôn trọng tất cả mọi ý kiến cánhân.

Hiện nay nhiều chínhkhách nhà nước sử dụng mạng xã hội là kênh giao tiếp với người dân. Theo Thứtrưởng, các chính khách nhà nước nên sử dụng mạng xã hội như thế nào?

Việc đưa thông tin chính thống lên các mạng xã hội sẽ giúpthông tin này được phổ biến nhanh hơn tới người sử dụng. Các cơ quan nhà nướcnên sử dụng và tận dụng thế mạnh này của các mạng xã hội.

Các đồng chí lãnh đạo có thể sử dụng trang thông tin điện tửcá nhân gắn liền với trang thông tin điện tử của đơn vị chủ quản để đăng tảithông tin chính thống và trao đổi, lắng nghe ý kiến của người dân. Đồng thời, vẫncó thể xem xét, tận dụng ưu thế của các mạng xã hội trong nước và nước ngoài bằngviệc đưa các liên kết tới trang chính thống trên mạng xã hội này để đưa thôngtin chính thống lên mạng xã hội, nhưng chỉ xem đó như là một công cụ cụ thể đểtruyền thông, tránh việc phụ thuộc vào một mạng xã hội cụ thể nào đó.

Còn từ góc độ cá nhân của các đồng chí lãnh đạo thì việc sửdụng mạng xã hội cũng như là một phương tiện để giao tiếp cá nhân, giao tiếp vớibạn bè, chia sẻ cảm xúc của mình mà thôi.

Thứ trưởng có dùng mạngxã hội không? Theo Thứ trưởng, việc dùng mạng xã hội mang lại những lợi ích gì?

Đứng về phương diện cá nhân tôi rất mê mạng xã hội, tôi thườngxuyên sử dụng mạng xã hội và cũng có tài khoản Facebook riêng của mình. Đó làkênh giao tiếp với bạn bè của tôi. Việc sử dụng mạng xã hội giúp cho tôi giữ đượcmối quan hệ với bạn bè và người thân của mình.

Có trang mạng xã hộinào mạo danh Thứ trưởng hay không? Nếu có mạo danh, điều đó ảnh hưởng đến côngviệc, cuộc sống của Thứ trưởng thế nào? Thứ trưởng đã làm gì để giải quyếttrang mạo danh mình như thế nào?

Tôi không biết có ai mạo danh tôi hay chưa. Nếu có người mạodanh, làm ảnh hưởng đến cá nhân hoặc với tư cách là Thứ trưởng, thì người đó phảitự chịu trách nhiệm.

Khôi Linh (Ghi)

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 61
  •   Máy chủ tìm kiếm 3
  •   Khách viếng thăm 58
 
  •   Hôm nay 2,697
  •   Tháng hiện tại 488,864
  •   Tổng lượt truy cập 129,087,042