Tin giải trí khoa học

https://eneoia.com:443


Phải chăng kinh tế tư nhân là nền tảng của nền kinh tế quốc dân?

Phải chăng kinh tế tư nhân là nền tảng của nền kinh tế quốc dân?
Dân trí Theo dõi một số cuộc hội thảo khoa học và phương tiện truyền thông đại chúng gần đây cho thấy có một số người đưa ra những quan điểm xa lạ với quan điểm chính thống của Đảng và Nhà nước ta. Đáng chú ý là những phát biểu đó ngày càng nhiều và cao giọng hơn trước. Tiếp sức còn có “cố vấn” đẳng cấp nước ngoài. Vấn đề trung tâm mà họ kêu gọi là tư nhân hóa nền kinh tế.

Phải chăng kinh tế tư nhân là nền tảng của nền kinh tế quốc dân? 1
Vị thế của kinh tế tư nhân ở nước ta đã có một bước tiến dài so với trước (Ảnh minh họa: Báo Công lý)

Trước hết, xin lược qua vấn đề sở hữu tư nhân ở nướcta trong mấy chục năm qua với những bước thăng trầm tùy từng thời kỳ lịch sử.

Còn nhớ những năm 1958 - 1960, thời kỳ cải tạo xã hộichủ nghĩa (XHCN) ở miền Bắc chúng ta đã lên án tư hữu, coi nó là biểu hiện củaphương thức sản xuất lạc hậu, không tương thích với chủ nghĩa xã hội (CNXH). Vìvậy, đã phát động phong trào đưa nông dân ồ ạt vào hợp tác xã từ bậc thấp đến bậccao. Lối làm ăn tập thể kiểu cũ kéo dài về cơ bản cho đến những năm 80 của thếkỷ trước. Những doanh nghiệp tư bản tư nhân được vận động tham gia công tư hợpdoanh, nhưng về thực chất thì gần như bị quốc hữu hóa và hoạt động giống xínghiệp quốc doanh. Tình hình đó còn lặp lại sau ngày thống nhất đất nước năm1975.

Không thể phủ nhận kinh tế hợp tác xã đã có vai tròto lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, bảo đảm hậu phương vững chắccho tiền tuyến đánh giặc. Nhưng cũng không thể nói khác là kinh tế hợp tác xãtheo kiểu chúng ta xây dựng, về cơ bản, đã kìm hãm lực lượng sản xuất, gần nhưtriệt tiêu động lực tích cực và sáng tạo của người lao động. Trong khi đó, chỉvới 5% ruộng đất mà mỗi hộ xã viên được nhận để tự canh tác nếu sản xuất hiệuquả thì đã có thể nuôi sống cả gia đình.

Điều nói trên chứng minh tính đúng đắn trong luận điểmcủa C. Mác rằng, không một hình thái xã hội nào diệt vong trước khi tất cả nhữnglực lượng sản xuất mà hình thái xã hội đó tạo địa bàn đầy đủ cho phát triển vẫnchưa phát triển, và những quan hệ sản xuất mới, cao hơn, cũng không bao giờ xuấthiện trước khi những điều kiện tồn tại vật chất của những quan hệ đó chưa chínmuồi trong lòng bản thân xã hội cũ.

Vậy mà sau chiến tranh một thời gian dài, kinh tế tậpthể kiểu cũ vẫn được duy trì. Chúng ta không thừa nhận kinh tế tư nhân là mộtthành phần kinh tế cả trong đường lối, chính sách lẫn trong thực tế.

Chúng ta đã không chú ý đến lời giáo huấn của C. Mácvà V.I. Lê-nin rằng, trong thời kỳ quá độ lên CNXH, nền kinh tế không thuần nhất,vừa có thành phần kinh tế XHCN, vừa có thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa(TBCN), thậm chí có cả thành phần kinh tế tiền TBCN. Và câu nói nổi tiếng củaPh. Ăng-ghen: Bắt con ngựa TBCN cày trên mảnh đất của CNXH. Có nghĩa là sử dụngchủ nghĩa tư bản (CNTB) phục vụ CNXH.

Việc xa rời những chỉ dẫn quan trọng trong xây dựngCNXH đã dẫn đến căn bệnh “ấu trĩ tả khuynh”(1) mà V.I. Lê-nin đã từng căn dặnphải đề phòng.

Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng(năm 1986) chúng ta mới thừa nhận có thành phần kinh tế tư nhân. Nghị quyết Đạihội viết sâu sắc về vấn đề này: nền kinh tế nước ta kém phát triển không chỉ vìlực lượng sản xuất lạc hậu, mà còn vì quan hệ sản xuất đi trước quá xa tính chấtvà trình độ lực lượng sản xuất. Nói cách khác là không phù hợp.

Nhưng khắc phục tư duy cũ không phải là việc có thểhoàn thành trong “một sớm một chiều” mà đòi hỏi một quá trình. Còn nhớ hồi đầunăm 1987, ngay sau Đại hội VI, tháng 12-1986, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn VănLinh đã đi thăm một số cơ sở sản xuất tư nhân ở nội và ngoại thành Hà Nội. Lúcbấy giờ đó là điều hiếm thấy, xa lạ với nhiều người, khiến một số đồng chítrong Đảng, kể cả cán bộ cấp cao, cũng băn khoăn. Nghị quyết của Đảng đã có,nhưng để đi vào cuộc sống thật không dễ dàng.

Trong sản xuất tập thể, đến năm 1981, Chỉ thị số100-CT/TW của Ban Bí thư về khoán sản phẩm mới chỉ nói đến nhóm và người lao động.Nghĩa là còn phải nói đến tập thể - nhóm. Nhưng đến năm 1988 với “khoán 10” đãcho phép khoán đến hộ gia đình. Động lực mới cho sản xuất theo đó cũng đượctăng lên.

Từ những năm 90 của thế kỷ trước chúng ta đã chophép đảng viên làm kinh tế tư nhân. Đến năm 2002, Đảng ta ban hành nghị quyếtriêng về kinh tế tư nhân. Nghị quyết coi kinh tế tư nhân là bộ phận quan trọngcủa nền kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâudài. Nghị quyết yêu cầu sửa đổi một số cơ chế, chính sách, theo đó kinh tế tưnhân có thể thụ hưởng những chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với các ngành,các vùng, các sản phẩm và dịch vụ cần ưu tiên, khuyến khích phát triển khôngphân biệt thành phần kinh tế. Nhà nước có chính sách hỗ trợ về đào tạo, khoa họcvà công nghệ, về thông tin, xúc tiến thương mại. Đại hội X (năm 2006) thừa nhậnkinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. Đại hội XI (năm2011) khuyến khích thành lập các tập đoàn kinh tế tư nhân và tư nhân góp vốnvào các tập đoàn kinh tế nhà nước. Tư nhân không chỉ hoạt động trong lĩnh vựcxuất nhập khẩu mà còn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Gần đây Nhà nước khuyếnkhích tư nhân đầu tư vào các công trình kết cấu hạ tầng lớn, sử dụng rộng rãihình thức công - tư trong hoạt động kinh tế...

Như vậy, về mặt pháp lý và thực tế, kinh tế tư nhânđã có chỗ đứng vững chắc trong nền kinh tế đất nước. Dĩ nhiên, chưa thể nói làtiềm năng của nó đã được huy động đầy đủ, mặc dù so với trước đây đã có nhữngbước tiến khá dài.

Nhưng nếu từ đó mà kêu gọi tư nhân hóa nền kinh tếlà một sự chệch hướng. Cần nhận thức đúng việc tư nhân góp vốn với các doanhnghiệp nhà nước và tập thể để mở rộng sản xuất, kinh doanh. Đó là phương thứckinh doanh công - tư kết hợp. Không thể đồng nhất việc tư nhân mua lại một sốdoanh nghiệp nhà nước vừa và nhỏ, doanh nghiệp nhà nước có vai trò ít quan trọngtrong nền kinh tế, doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả... với việc tư nhân hóanền kinh tế, có nghĩa là chuyển nền kinh tế hiện nay sang chế độ sở hữu tưnhân.

Một quan điểm khác cho rằng, kinh tế nhà nước hoạt độngkém hiệu quả, chỉ có kinh tế tư nhân mới là động lực chủ yếu để đưa nền kinh tếđi lên, nên hãy để cho tư nhân đảm nhiệm vai trò phát triển kinh tế. Nói như vậycũng không ổn. Thực tế chứng minh rằng, cả kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân đềucó những đơn vị hoạt động hiệu quả và những đơn vị làm ăn kém hiệu quả. Do quảnlý kinh tế trong nước còn yếu kém nên cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vừa quatác động đã làm cho hàng chục vạn doanh nghiệp ở nước ta đổ vỡ, trong đó có cảdoanh nghiệp nhà nước, tập thể và tư nhân. Điều đó là khá rõ ràng. Cái đáng nóilà, doanh nghiệp nhà nước với điều kiện thuận lợi hơn tư nhân mà làm ăn “bê bết”là không thể chấp nhận được.

Để thay đổi thực trạng này, một trong những vấn đề cầnquan tâm là công tác quản lý. Có nhà kinh tế nước ngoài đã đúc kết bằng một mệnhđề “sở hữu công nhưng quản lý tư”.Hàm ý là tư nhân quản lý chặt đồng tiền của mình đã bỏ ra. T được đưa vào kinhdoanh phải mang về T’ (cả vốn lẫn lãi). Không để tình trạng “cha chung không aikhóc”. Muốn như vậy phải chọn người thật đúng - “chọn mặt gửi vàng”. Không phảilà chỉ định các chức vụ quản lý theo quan hệ thân quen, vì tiền bạc, hoặc bịchi phối theo “lợi ích nhóm”. Tất cả các chức vụ quan trọng phải bằng lựa chọnthi tuyển công khai, minh bạch. Trường hợp Vinashin quốc doanh của chúng ta làmột trong những bài học đắt giá về công tác quản lý. Hơn 700 triệu USD côngtrái thu về đưa vào kinh doanh bị “bốc hơi”, thua lỗ và tham nhũng hết, hơn nữacòn nợ đọng lên tới mấy tỷ USD không trả được. Quản lý nhà nước cấp trên đến mứcđộ này mới biết chuyện, khi doanh nghiệp trên thực tế “đã chết” từ lâu rồi. Nếusửa được những yếu kém trong công tác quản lý thì các đơn vị kinh tế nhà nước vẫncó khả năng mang lại hiệu quả kinh tế.

Có người còn đẩy lên cao khi công khai cho rằng kinhtế tư nhân là nền tảng của nền kinh tế quốc dân của chúng ta.

Trước đây chúng ta mắc sai lầm tả khuynh vì không sửdụng kinh tế tư nhân thì nay có người phạm sai lầm ngược lại, gán cho kinh tếtư nhân vai trò mà nó không thể làm được xét cả về lý luận và thực tiễn.

Không thể thượng tầng kiến trúc của chúng ta vậnhành theo định hướng XHCN mà hạ tầng cơ sở dựa trên sở hữu tư nhân. Hoàn toànmâu thuẫn, vì kinh tế tư nhân, như kinh nghiệm thế giới đã chỉ ra, nếu tự nó, sẽvận động về hướng nào, chắc mọi người đã rõ.

Hạ tầng cơ sở của mỗi thời đại lấy quan hệ sản xuấtđặc trưng, tiêu biểu của thời đại đó làm nền tảng. Những quan hệ sản xuất kháctrước đó vẫn được sử dụng nếu thực tế có nhu cầu, nhưng không bao giờ lại đóngvai trò là nền tảng, là chủ đạo của nền kinh tế quốc dân. Đó là một chân lý bấtdi bất dịch của mọi thời đại.

Vậy nên Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳquá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã khẳng định: “Kinhtế nhà nước giữ vai trò chủ đạo,... Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thểngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân”(2). Hiến phápnăm 2013 cũng chỉ rõ: “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”(3). Cương lĩnh vàHiến pháp nói như vậy là đúng về lý luận. Nhưng trên thực tế hiện nay, vai tròđó chưa được thực hiện đúng như yêu cầu, vẫn còn nhiều yếu kém. Điều này cũng dễhiểu. Cương lĩnh đã lưu ý điều đó khi viết: “ngày càng trở thành nền tảng” (tácgiả nhấn mạnh).

Vấn đề này có nguyên nhân chủ quan và khách quan.

Về chủ quan, Đảng và Nhà nước dù đã quan tâm nhiều đếnviệc củng cố và kiện toàn kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể, nhưng so với yêucầu vẫn chưa đạt và hiệu quả còn thấp.

Về khách quan, đây là công việc hết sức khó khăn, phứctạp và lâu dài. Phải trải qua một thời kỳ thử nghiệm và lựa chọn, thất bại vàthành công, cuối cùng mới tìm ra được những mô hình tốt để hoàn thiện và nhânlên trên diện rộng, trở thành một xu thế bền vững, không thể đảo ngược.

Tầm vóc của nó thật là vĩ đại, vì đây “là việc đặt nềnmóng kinh tế cho tòa nhà mới, tòa nhà xã hội chủ nghĩa”(4).

V.I. Lê-nin đã nhiều lần đề cập đến vấn đề này sauCách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, rằng: “danh từ nước Cộng hòa xô-viết xã hộichủ nghĩa có nghĩa là chính quyền xô-viết quyết tâm thực hiện bước chuyển lênchủ nghĩa xã hội, chứ hoàn toàn không có nghĩa là đã thừa nhận chế độ kinh tế mớilà chế độ xã hội chủ nghĩa”(5). Điều đó đòi hỏi một thời kỳ quá độ dài. Phảidùng chính quyền mới để tạo lập chế độ kinh tế mới phù hợp(6).

Đây là sự vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa thượngtầng kiến trúc và hạ tầng cơ sở. Trong quá trình đó, vai trò chủ đạo của kinh tếnhà nước cũng như tính chất nền tảng của kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể sẽlớn dần lên và đạt tới độ chín muồi khi cơ sở vật chất của CNXH và chế độ kinhtế mới tương ứng với chế độ chính trị được xây dựng xong về cơ bản. Không thểđòi hỏi sự tiến bộ vượt bậc của quan hệ sản xuất XHCN ngay đầu thời kỳ quá độnhư một số người mong muốn. Đó cũng là một biểu hiện của bệnh “ấutrĩ tả khuynh” như V.I. Lê-nin đã vạch ra.

Những vấn đề nói trên mang tính quy luật đối với cácnước tiền TBCN hoặc những nước TBCN kém phát triển tiến lên CNXH.

Trên đây chúng ta đã bàn về việc tại sao kinh tế tưnhân không đóng được vai trò là nền tảng của kinh tế quốc dân trong chế độchúng ta.

Còn về mặt thực tế, tư nhân nước ta hiện nay và cảsau này khi phát triển hơn, xét về tổng thể, vẫn không thể đảm đương nổi vaitrò này.

Tư nhân không muốn và không đủ sức đầu tư vào nhữngcông trình lớn, xây dựng dài ngày, hiệu quả đầu tư thấp, thu hồi vốn chậm; nhữngcông trình công ích lãi suất thấp hoặc phi lợi nhuận; còn những công trình quốcphòng - an ninh vốn là độc quyền của nhà nước.

Vậy, Nhà nước định hướng tư nhân phát triển theo conđường nào?

Phần lớn những doanh nghiệp tư nhân vừa và lớn đượckhuyến khích phát triển theo con đường chủ nghĩa tư bản nhà nước hay như thuậtngữ mà chúng ta quen dùng hiện nay là “đối tác công tư”,“công - tư kết hợp”.

Đó là con đường đầy triển vọng, không chỉ có lợi chocả “công” và “tư” mà còn có lợi cho việctạo nên sức mạnh tổng hợp của đất nước. V.I.Lê-nin đánh giá cao con đường này. Người nói: “Trong một nước tiểu nông,trước hết các đồng chí phải bắc những chiếc cầu nhỏ vững chắc, đi xuyên qua chủnghĩa tư bản nhà nước, tiến lên chủ nghĩa xã hội”(7).

Hiện nay, chúng ta đang có bước khởi đầu đi trên conđường này. Đó là việc những đơn vị kinh tế tư nhân lớn tham gia góp vốn cùngkinh tế nhà nước để được nhượng quyền khai thác có điều kiện những cơ sở lớnthuộc kết cấu hạ tầng, như hải cảng, sân bay, đường cao tốc... theo hợp đồng.Nhà nước vẫn giữ quyền chi phối một số mặt quản lý quan trọng để bảo đảm hàihòa các lợi ích: Nhà nước - doanh nghiệp - người tiêu dùng. Chúng ta cần mở rộnghơn nữa hình thức này trên các lĩnh vực khác của đời sống kinh tế.

Đối với vấn đề này hiện nay cũng đang có những quanđiểm trái ngược nhau. Một số người cho rằng, làm như thế là tài sản nhà nước bịxâm phạm, là tạo điều kiện cho tư nhân phát triển đi đôi với sở hữu XHCN bị thuhẹp... Họ không thấy rằng, nếu để cho Nhà nước độc quyền kinh doanh tất cả thìkhông làm nổi, hoặc dẫn đến tình trạng cơ sở vật chất kỹ thuật bị xuống cấp. Đólà chưa nói đến làm như vậy Nhà nước sẽ rút ra được một số tiền không nhỏ để đầutư vào những công trình khác đang rất “khát” vốn. Một dự báo cho thấy, trong 15năm tới số công trình thuộc kết cấu hạ tầng dự kiến triển khai sẽ rất lớn,trong đó Nhà nước chỉ bảo đảm được 30% tổng số vốn. Làm theo cách trên là một sựlựa chọn tốt, tìm lối ra cho nền kinh tế.

Tất nhiên, chúng ta phải đề phòng, ngăn chặn và đấutranh quyết liệt với các hành vi tiêu cực, lợi dụng hình thức này để phục vụ lợiích cá nhân hoặc lợi ích nhóm.

Còn quan điểm khác cổ xúy tư nhân hóa toàn bộ nềnkinh tế, Nhà nước không cần nắm gì, chỉ cần thông qua luật để điều tiết là đủ…“Tay không bắt giặc” cũng là phi thực tế. Tóm lại, hiện đang có hai xu hướng: mộtlà, Nhà nước nắm lấy tất cả; hai là, Nhà nước buông tất cả. Như vậy, chúng tacàng thấy luận điểm “Chủ nghĩa tư bản nhà nước” của V.I. Lê-nin là giải phápđúng đắn biết nhường nào!

Nói về quá trình cổ phần hóa ở nước ta đang tiếnhành hiện nay, có người cho đó là quá trình tư nhân hóa. Có lẽ gọi đó là quátrình xã hội hóa (đầu tư) thì đúng hơn.

Quá trình tư nhân hóa điển hình diễn ra ở nước Ngathời Tổng thống B. En-xin đầu những năm 90 của thế kỷ trước. Lúc đó người tabán rẻ cho tư nhân những cơ sở kinh tế lớn hoặc vừa, quan trọng nhiều hoặc ít.Có những người chớp thời cơ, qua một đêm trở thành tỷ phú. Về sau, dưới thời Tổngthống V. Pu-tin đã diễn ra cuộc đấu tranh quyết liệt để lấy lại một phần tài sảnquốc gia bị mất vào tay những kẻ tài phiệt.

Còn ở nước ta, thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệpnhà nước, xét về chủ trương, không mang tính chất tư nhân hóa. Đối tượng cổ phầnhóa do Nhà nước quyết định: cổ phần doanh nghiệp nào, toàn bộ hoặc một phần.Nhà nước có thể không tham gia cổ đông, hoặc tham gia với tư cách là cổ đôngthường hay cổ đông chi phối. Tiền thu về hoặc để đầu tư trở lại doanh nghiệp hoặcđầu tư để phát triển doanh nghiệp mới. Người mua cổ phần đa dạng: đó chính làdoanh nghiệp nhà nước; doanh nghiệp tập thể; là nhà đầu tư nước ngoài (coi trọngnhà đầu tư chiến lược) bao gồm nhà nước và tư nhân; nhà đầu tư tư nhân trong nước;bản thân người lao động. Như vậy là toàn xã hội có thể cùng tham gia cổ phầnhóa doanh nghiệp nhà nước.

Quá trình cổ phần hóa ở nước ta hiện nay hết sứctránh lấy tốc độ hoàn thành vào năm 2015 làm mục tiêu duy nhất mà xem nhẹ chấtlượng cổ phần hóa. Phải chú ý xây dựng phương án quản trị doanh nghiệp, phươngán sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp sau cổ phần hóa. Chính điều này quyếtđịnh tính hiệu quả và sự thành công của cổ phần hóa doanh nghiệp.

Tóm lại, vai trò, vị thế của kinh tế tư nhân ở nướcta đã có một bước tiến dài so với trước. Chúng ta phải tiếp tục hoàn thiện vềthể chế, nhất là chỉ đạo tổ chức thực tiễn để thực hiện đúng đường lối, chínhsách, phát huy hơn nữa tiềm năng của kinh tế tư nhân. Nhưng đừng bao giờ quên rằngđây là kinh tế tư nhân hoạt động dưới CNXH, chịu sự chi phối của Nhà nước pháp quyềnXHCN, có nhiệm vụ góp phần xây dựng CNXH thành công. Đừng bao giờ gán cho kinhtế tư nhân vai trò và nhiệm vụ mà nó không thể có và không thể nào thực hiện được.

LêXuân Tùng*

* GS, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội

(1) V.I. Lê-nin: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,2006, t. 36, tr. 347

(2) Văn kiện Đại hội đại biểutoàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.73 - 74

(3) Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014, tr. 25

(4) V.I. Lê-nin: Toàntập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, t. 44, tr. 188

(5) V.I. Lê-nin: Sđd, t. 36, tr. 362

(6) V.I. Lê-nin:Sđd,t. 36, tr. 208, 210; t. 42, tr. 33

(7) V.I.Lê-nin: Sđd, t. 44, tr. 189

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí