Tin giải trí khoa học

https://eneoia.com:443


Nạn đuối nước ở trẻ: Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”!

Nạn đuối nước ở trẻ: Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”!
Dân trí “Mỗi ngày có trung bình 9 trẻ em và người vị thành niên tử vong do đuối nước. Trong khi đó, số trẻ biết bơi tại đồng bằng sông Hồng là 10%, đồng bằng Sông Cửu Long là 35%. Việc dạy trẻ em biết bơi và kỹ năng phòng chống đuối nước là điều cấp thiết”.

Nạn đuối nước ở trẻ: Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”! 1
Nguy cơ đuối nưới trẻ em mỗi dịp hè tăng cao (ảnh minh họa)

Ông Đặng Hoa Nam - Cục trưởngCục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH) - trao đổi với PV Dân trí về nhu cầutrau dồi kỹ năng phòng chống nguy cơ đuối nước của trẻ em trong dịp hè.

Thưaông, những ngày cuối tháng 5 vừa qua nhiều vụ trẻ em tử vong do đuối nước tạinhiều địa phương như Nghệ An, Quảng Nam, Bình Phước…Vậy tại sao thời điểm này lạidiễn ra liên tiếp các vụ như vậy?

Đuối nước vẫn lànguyên nhân hàng đầu trong số các tai nạn thương tích gây tử vong cho trẻ em. Tìnhtrạng này tăng vọt trong ở thời điểm này bởi trẻ được nghỉ hè, trở về với giađình, cộng đồng.

Theo thống kê, vùng Đồngbằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long với các tỉnh Kiên Giang, Long An, ĐồngTháp đều có tỉ lệ cao trẻ tử vong do đuối nước.

Mặc dù đã giảm nhiều sovới nhiều năm trước, nhưng số liệu trung bình 9 trẻ em và người chưa thành niênbị tử vong do đuối nước trong 1 ngày (hơn 3.200 trẻ em tử vong/năm) vẫn là consố đáng buồn.

Tìnhtrạng trẻ tử vong do đuối nước là nhức nhối diễn ra nhiều năm nay tại Việt Nam,một đất nước lắm sông nhiều hồ. Nhưng tại sao vẫn chưa thể giảm mạnh, theo ôngđâu là những nguyên nhân?

Nguyên nhân đầu tiênphải nhắc tới là trách nhiệm là các bậc cha mẹ, những người được giao trách nhiệmchăm sóc đã không thường xuyên giám sát, không hướng dẫn trẻ các kỹ năng chốngđuối nước.

Bản thân trẻ em thiếu kỹnăng, không biết bơi khi rơi vào tình trạng đuối nước. Việt Nam có khu vực đồngbằng sông Cửu long và đồng bằng sông Hồng là nơi có nhiều sông, hồ. Các em cầnthiết được học bơi, có những kỹ năng phòng ngừa và xử lý khi có nguy cơ bị đuốinước.

Nguyên nhân tiếp theolà môi trường sống trong gia đình, cộng đồng có nhiều nguy cơ mất an toàn, đòihỏi sự giám sát và cảnh báo. Ví dụ ở sông, hồ phải có biển cảnh báo nguy hiểm vềchỗ có nước xoáy, nước sâu. Trong môi trường gia đình, người lớn cần làm hàngrào ở ao, giếng phải có nắp đậy.

Mặt khác, các phương tiệngiao thông của chúng ta chưa thực sự an toàn. Qua sông, qua suối chưa hẳn chỗnào cũng có cầu. Các phương tiện thuyền, phà không phải lúc nào cũng có phao.Trẻ ở miền núi, những vùng có nước lũ khi đi học vẫn phải lội qua sông, qua suối.Những trường hợp này dẫn tới tình trạng tử vong nhiều cho trẻ em cùng lúc.

Nạn đuối nước ở trẻ: Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”! 2
Ông Đặng Hoa Nam - Cục trưởngCục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH)

Nhìn nhận lại công tác phòng chống thương tích nói chung và đuối nước nói riêng,điều gì được coi là đáng tiếc nhất mà cộng đồng và cha mẹ chưa làm được, thưaông?

Tôi cho rằng công tácgiáo dục, tuyên truyền của xã hội và các bậc cha mẹ còn chưa quan tâm nhiều tớitình trạng đuối nước. Chỉ khi có tai nạn tử vong xảy ra, chúng ta mới giật mình quan tâm. Nhưng lúc đóthì đã quá muộn rồi, đúng như các cụ đã nói “mất bò mới lo làm chuồng”.

Bởi vậy, tôi cho rằng chúngta phải chủ động xây dựng môi trường an toàn, cuộc sống an toàn cho trẻ. Chỉ cầnmột sơ sảy nhỏ thôi trẻ đã có thể bị tử vong rồi và hối hận cũng không giảiquyết được gì.

Điều lưu ý lớn nhất tớicác bậc cha mẹ và toàn xã hội là thông điệp phòng ngừa, coi trẻ em luôn luôn bịcác nguy cơ tai nạn thương tích, nguy cơ xâm hại bạo lực rình rập.

Ý thức rõ điều này,chúng ta mới bảo vệ tốt hơn cho trẻ, trong đó có phòng ngừa tai nạn thương tíchvà chống đuối nước.

Thời gian tới, Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em sẽ triển khai các giải pháp nào để giảm tình trạng đuối nước ở trẻ em, thưa ông?

Chúng tôi đang xây dựngchiến dịch phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ giai đoạn tới, trong đó đặtnặng các giải pháp đồng bộ về truyền thông giáo dục kỹ năng làm cha mẹ, kỹ năngsống cho trẻ.

Bên cạnh đó, Cục Bảo vệ,chăm sóc trẻ em triển khai thí điểm tại 8 tỉnh, thành các mô hình xây dựng ngôinhà an toàn, cộng đồng an toàn, trường học an toàn để giảm thiểu tai nạn thươngtích.

Đây là những địa phươngcó tỉ lệ trẻ tử vong do đuối nước cao. Kết thúc giai đoạn thí điểm, mô hình nàysẽ nhân rộng trong toàn quốc.

Không chỉ chờ các cơquan chức năng triển khai, nhiều cách làm tốt đáng nhân rộng giúp đỡ trẻ emđang diễn ra ở nhiều nơi.

Tại một số tỉnh có tỉ lệsông, ngòi nhiều, nhiều địa phương đã đứng ra tổ chức các nhóm giữ trẻ trongmùa nước nổi. Ban ngày cha, mẹ mang trẻ tới đó để được chăm sóc, được dạy họcvà được dạy các kỹ năng phòng chống đuối nước.

Ngoài ra, các tổ chức,doanh nghiệp trong xã hội đang triển khai nhiều phong trào tặng áo phao, cặpphao cho trẻ, xây cầu cho trẻ qua sông. Đây là điều rất đáng quý và cần nhân rộnghơn.

Xin cảm ơn ông!

Tháng hành động vì trẻ em năm 2015 có chủ đề “Lắng nghe trẻ em nói”, nhằm phát động toàn xã hội tạo điều kiện để trẻ em được nói lên tiếng nói về các vấn đề có liên quan, tạo điều kiện để trẻ được tham gia đầy đủ vào quá trình hoạch định và thực thi chính sách. Đây là dịp để các cơ quan chức năng đánh giá, nhìn nhận lại nhiều chính sách, chương trình dành cho trẻ em đã và đang triển khai như chương trình hành động quốc gia vì trẻ em, chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em, khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, tiêm chủng mở rộng, phòng và chống tai nạn thương tích trẻ em, chăm sóc trẻ em nhiễm HIV/AIDS, phẫu thuật tim cho trẻ em nghèo...

HoàngMạnh(thực hiện)

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí