Tin giải trí khoa học

https://eneoia.com:443


Khi lương chủ tịch tập đoàn nhà nước “bất ngờ” bị lộ

Khi lương chủ tịch tập đoàn nhà nước “bất ngờ” bị lộ
Các thông tin lãi - lỗ, lương- thưởng tưởng chừng nhạy cảm trên đều "lộ" ra từ các báo cáo được chính các Tập đoàn này đăng tải trên trang web của mình. Vinacomin đã cập nhật nguyên bảng lương lên website, Petrolimex cũng update các báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán trên website.

Tuynhiên, tình trạng chung hiện nay là dù các khung khổ pháp lý cho hoạt độngdoanh nghiệp Nhà nước (DNNN) đã tiến bộ đáng kể, nhưng quá trình thực thi thìthất thường, tính minh bạch đặc biệt yếu.

Công bố thông tin dè dặt

Đầu tháng 7, trên nhiều kênh thông tin đăng tải, lươngchủ tịch Tâp đoàn Dệt may Việt Nam được 640 triệu đồng/năm.

Cách đây 1 tháng, thông tin lương chủ tịch Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam được 640 triệu đồng cũng tràn ngập các trang mạng.

Trước nữa, tháng 5, giới phân tích lại mổ xẻ về khoản lỗnghìn tỷ của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam khi đầu tư ở nước ngoài.

Khi lương chủ tịch tập đoàn nhà nước “bất ngờ” bị lộ 1
Lươngchủ tịch Tập đoàn Dệt may 640 triệu/năm có phải là bất ngờ?

Tất cảcác thông tin lãi - lỗ, lương- thưởng tưởng chừng nhạy cảm trên đều"lộ" ra từ các báo cáo được chính các Tập đoàn này đăng tải trêntrang web của mình. Trong đó, Vinacomin đã cập nhật nguyên bảng lương lênwebsite, Petrolimex cũng update đầy đủ các báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toántrên website.

Tuy nhiên, đây mới chỉ là số rất ít. Trong khi đó, nếutheo đúng Nghị định 50-51 của Chính phủ liên quan đến hoạt động DNNN thì gần1.000 DNNN, các Tập đoàn, Tổng công ty hiện nay đáng lẽ sẽ phải có các độngthái công bố thông tin tương tự.

Đơn cử như Cổng thông tin mang tên "minh bạch côngkhai hoạt động điện, xăng dầu" của Bộ Công Thương ra đời hơn 1 năm nay,nhưng chỉ có một số tin của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Petrolimex. Trong khiđó, 20 đầu mối doanh nghiệp xăng dầu và hàng chục các công ty điện lực còn lạichưa hề có động thái nào trong việc này.

Chia sẻ tại hội nghị cấp cao về tài chính công do Bộ Tàichính tổ chức hôm 23/7, ông Aaron Batten, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngânhàng phát triên châu Á (ADB) tại Việt Nam nói: "Các DNNN ở Việt Nam đặcbiệt yếu về tính minh bạch".

"DNNN còn lại phải CPH đều có quy mô lớn, tài sản nợkhông rõ ràng, quản trị yếu, cùng với hoạt động kinh doanh thiếu minh bạch nêngây nản lòng các nhà đầu tư mới", ông Aaron nói.

"Cải cách DNNN phải tạo được sân chơi bình đẳng vớicác DN khác về đất đai, vốn... Khi ngân sách Việt Nam không dư dả gì thì quátrình cải cách DNNN phải đảm bảo sự minh bạch, nhất là việc công bố thông tin.Việt Nam đang chuẩn bị các kế hoạch phát triển kinh tế trong 5 năm tới nên cácvấn đề minh bạch DNNN ngày càng quan trọng", bà Victoria Kwawa, Giám đốcNgân hàng Thế giới tại Việt Nam nhìn nhận.

Thứ trưởng Bộ Tài chính, ông Trương Chí Trung khẳng định:"Trong dự thảo Nghị định về công bố thông tin DNNN, chúng tôi đã đề xuấtsẽ có chế tài xử lý nếu DNNN không công bố thông tin. Thậm chí, các DNNN khôngcổ phần hoá, cũng sẽ phải công bố thông tin như các công ty đại chúng".

DNNN to chậm cổ phần hoá

Đánh giá chung về tiến trình cải cách DNNN, chuyên giacủa ADB nhấn mạnh: "còn quá chậm". Đặc biệt, các tham vọng lớn vềhoàn thành cổ phần hoá DNNN trong năm nay đang gặp rất nhiều thách thức.

Theo ADB, từ năm 2003-2009, Việt Nam cổ phần hoá được2.389 DNNN, nhưng từ năm 2009-2013, con số này chỉ là 69 DN.

Ông Aaron nói: "Cải cách DNNN trước đây giống nhưviệc gặt hái những trái cây ở dưới thấp, chủ yếu nhằm vào các DN nhỏ, bán đượcnhanh chóng. Việc mua bán, đóng cửa không mấy phức tạp".

Khi lương chủ tịch tập đoàn nhà nước “bất ngờ” bị lộ 2
DNNNchậm cải cách và lười minh bạch.

Thếnhưng ở giai đoạn này, cải cách DNNN sẽ khó hơn rất nhiều bởi toàn DNNN quy môvốn lớn với các vấn đề tài chính, nợ nần không rõ ràng. Quản trị doanh nghiệplại yếu kém nên không dễ tìm được các đối tác chiến lược sẵn lòng tham gia.

Ông Aaron cũng chỉ ra rằng, cải cách DNNN vừa qua vẫn chỉtập trung bán nhỏ lẻ một lượng vốn Nhà nướ, nhà đầu tư tư nhân tham gia chỉ làcổ đông nhỏ. Sau khi cổ phần hoá, Nhà nước vẫn duy trì quyền lực kiểm soát nêncác nhà đầu tư này ít có quyền trong việc tái cấu trúc công ty nhằm cải thiệnnăng lực cạnh tranh của công ty tốt hơn.

Tính tới năm 2011, sau 20 năm cải cách, chỉ có khoảng 30%vốn chủ sở hữu Nhà nước được chuyển sang sở hữu tư nhân. Trong đó, Chính phủvẫn duy trì vốn chủ sở hữu trung bình khoảng 57% trong các công ty.

Đại diện ADB khuyến cáo, vượt qua các thách thức trên,Việt Nam muốn đẩy nhanh cải cách DNNN, cần thực hiện 2 vấn đề ưu tiên.

Ưu tiên thứ nhất là CPH theo chiều sâu, đảm bảo quyền lợicủa các cổ đông nhỏ và rút ngắn quy trình phê duyệt đề án tái cơ cấu. Thời giantrung bình phê duyệt hiện nay là 17 tháng là quá lâu.

Ưu tiên thứ hai là Chính phủ phải giảm được sự mâu thuẫngiữa nhiệm vụ công và các mục tiêu thương mại, đi kèm là việc quản lý ngân sáchchặt chẽ. Việc bổ nhiệm giám đốc, người quản lý phải dựa trên năng lực.

Ông Đặng Quyết Tiến, Phó Cục trưởng Cục Tài chính doanhnghiệp, Bộ Tài chính cũng thừa nhận những hạn chế trên.

Ông cho hay, trong số 228 doanh nghiệp còn lại CPH trongnăm nay, mới chỉ có 44 doanh nghiệp đã xác định giá trị, dự kiến sẽ hoàn thànhcổ phần hoá quý III. Còn lại, có 57 doanh nghiệp chưa triển khai cổ phần hoáđược.

Đầu năm 2015, Việt Nam còn 806 DNNN. Nếu tiến trình cảicách trên diễn ra đúng hạn thì năm 2016, cả nước còn khoảng 511 DNNN và đến năm2020, cả nước sẽ chỉ còn 200 DN 100% vốn Nhà nước.

Chỉ có 8% DNNN công bố thông tin

Chỉ có 8% DNNN tại Việt Nam công bố thông tin trên các website của mình. Điều đó làm nản lòng các nhà đầu tư mới", ông Aaron Batten, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng phát triên châu Á (ADB) tại Việt Nam cho biết.

Một báo cáo về DNNN tại Việt Nam của ADB được ông Aaron Batten công bố đã đưa ra nhiều phát hiện quan trọng về quá trình cải cách khu vực này. Theo đó, 8% DNNN công bố thông tin, thể hiện qua các báo cáo tài chính được cập nhật trên các trang web doanh nghiệp. Tuy nhiên, các báo cáo tài chính này cũng thiếu minh bạch, thiếu rõ ràng nên cũng khó đo lường được hoạt động của DN sau khi cổ phần hoá.

Theo ông Aaron Batten, mặc dù các khung khổ pháp lý cho cải cách DNNN có tiến bộ đáng kể, nhưng quá trình thực thi thì thất thường, tính minh bạch đặc biệt yếu. Chính điều này đã trở thành rào cản gây nản lòng các nhà đầu tư mới, nhà đầu tư chiến lược tham gia mua cổ phần ở các DNNN.

Ông Trương Chí Trung, Thứ trưởng Bộ Tài chính khẳng định, Bộ Tài chính và Bộ KHĐT đã phối hợp với Bộ KHĐT soạn thảo, trình Chính phủ 2 dự thảo Nghị định về giám sát DNNN và minh bạch thông tin. Trong đó, hai bộ sẽ đề xuất sẽ có chế tài xử lý các DNNN không chịu công bố thông tin. Tới đây, kể cả các DNNN 100% vốn cũng sẽ phải công bố thông tin như các công ty đại chúng.

TheoPhạm Huyền

Vietnamnet


Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí