Tin giải trí khoa học

https://eneoia.com:443


Thử nghiệm vắc xin Ebola trên hàng chục nghìn người

Thử nghiệm vắc xin Ebola trên hàng chục nghìn người
Dân trí Các thử nghiệm về tính an toàn của vắc xin Ebola trên người đã được chứng minh và trong vòng hai tuần tới, các thử nghiệm để đánh dánh hiệu quả của chúng sẽ được bắt đầu ở 3 nước tây Phi đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất từ vi rút này.

Phó tổng giám đốc WHOMarie-Paule Kieny cho biết vắc xin sẽ được thử trên hàng chục nghìn người ởGuinea, Liberia và Sierra Leone.

Thử nghiệm giai đoạn III để đảm bảo vắc xin thực sự mang lạitác dụng bảo vệ chống vi rút đã giết chết 8.259 người ở ba nước tây Phi dự kiếnsẽ bắt đầu ở Liberia vào cuối tháng này. Các cuộc thử nghiệm khác theo kế hoạchsẽ bắt đầu ở Sierra Leone và Guinea vào tháng Hai.

Hiện chưa có thuốc hoặc vắc xin chính thức nào cho Ebola, vàWHO đã phê chuẩn việc đẩy nhanh các thử nghiệm trong nỗ lực nhằm kiềm chế dịchbệnh.

Hai vắc xin đã qua thử nghiệm giai đoạn 1 về độ an toàn trênngười là ChAd3 của GlaxoSmithKline và VSV-EBOV, được sản xuất bởi Cục Y tế côngcộng Canada và triển khai bởi hãng Merck. Các thử nghiệm về hai vắc xin dự tuyểnnày đã được tiến hành trên người tình nguyện ở một loạt nước, gồm Thụy Sĩ,Mali, Gabon, Anh, Đức, Canada và Mỹ.

Cả hai đều cho thấy “độ an toàn chấp nhận được," bàKieny cho biết tại hội nghị cấp cao gồm các nhà hoạch định chính sách, các nhànghiên cứu, quản lý và phát triển vắc xin ở Geneva hôm thứ Sáu tuần trước.

Thử nghiệm vắc xin Ebola trên hàng chục nghìn người 1

Hàng chục triệu liều vắc xin vào năm 2016

Hàng triệu liều vắc xin dự kiến sẽ sẵn sàng vào giữa nămnay, và hàng chục triệu liều sẽ có vào năm 2016.

3 nước châu Phi đang phải đối phó với Ebola đã chọn nhữngcách tiếp cận rất khác nhau để kiểm tra xem liệu vắc xin có thực sự bảo vệ chốnglại vi rút chết người này hay không.

Liberia, nơi dịch gây chết nhiều nhất cho đến nay, với hơn3.500 trường hợp tử vong, dự định sẽ thử nghiệm cả hai vắc xin, so sánh với mộtvắc xin đối chứng thứ 3, với khoảng 9.000 người cho mỗi vắc xin.

Trong khi đó Guinea, với mục tiêu thử nghiệm một trong sốcác vắc xin, sử dụng biện pháp “nghiên cứu bao vây” đã từng được áp dụng đểthanh toán bệnh thủy đậu, trong đó toàn bộ một làng hoặc một cộng đồng xungquanh mỗi người nhiễm sẽ được tiêm vắc xin. Bà Kieny cho biết trước mắt Guineasẽ tiêm chủng cho 4.500 người và tiếp đó là 4.500 người nữa.

Sierra Leone sẽ thử nghiệm một trong hai vắc xin trên khoảng6.000 người. Những người này sẽ được tiêm theo thứ tự ngẫu nhiên.

Trước khi các thử nghiệm có thể bắt đầu, các nhà sản xuất vắcxin cần xác định liều tốt nhất, điều này có thể mất từ 2 – 4 tuần.

Trong khi cộng đồng y học toàn thế giới đang đẩy nhanh việcphát triển vắc xin, bà Kieny nhấn mạnh rằng không có bước nào bị bỏ qua.

Thử nghiệm giai đoạn hai về độ an toàn và khả năng tạo miễndịch trên người không phơi nhiễm vi rút, bao gồm thử nghiệm trên trẻ em và cácnhóm đối tượng đặc biệt khác, sẽ bắt đầu ở các nước châu Phi láng giềng songsong với các thử nghiệm về hiệu quả.

Thời gian của các thử nghiệm giai đoạn III sẽ tùy thuộc vàotốc độ của dịch ở khu vực thử nghiệm vắc xin.

Một yếu tố phức tạp có thể là vắc xin phải được bảo quản ởnhiệt độ cực thấp (-80 độ C), nhưng bà Kieny cho biết những kho bảo quản đặc biệtđang được thiết lập ở ba nước này.

Cuộc chiến nhân đạoquay trở lại

Tuy đã bước sang giai đoạn thử nghiệm xa nhất cho đến nay,song ChAd3 và VSV-EBOV không phải là những vắc xin Ebola dự tuyển duy nhất hiệncó.

Trong tuần qua, Johnson & Johnson cho biết các thử nghiệmtrên người cho vắc xin của hãng này đã bắt đầu ở Anh, và công ty này hy vọng sẽsớm có thể bắt đầu các thử nghiệm về hiệu quả.

Một loạt các vắc xin khác với các giai đoạn phát triển khácnhau đang diễn ra trên khắp thế giới, bao gồm Mỹ, Nga và Trung Quốc.

Mô tả năm 2014 là năm khi mà "vi rút Ebola thách thứctính nhân đạo", bà Kieny bày tỏ sự tin tưởng rằng năm 2015 sẽ được nhớ đếnnhư một trong những năm mà "tính nhân đạo đã sử dụng những trí tuệ khoa họcsắc bén nhất để quay trở lại".

Cẩm Tú

Theo Channelnewsasia

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí