Tin giải trí khoa học

https://eneoia.com:443


Cá mập con bơi sang tử cung khác để ăn trứng chưa nở của mẹ

Cá mập con bơi sang tử cung khác để ăn trứng chưa nở của mẹ
Không chỉ quẫy hay bơi qua lại, cá mập y tá hung (con) còn chui sang tử cung khác của cá mẹ để kiếm ăn, theo một bài báo mới được công bố hôm ngày 17/12 trên tạp chí Ethology.

Không chỉ quẫy hay bơi qua lại, cá mập y tá hung (con) còn chui sang tử cung khác của cá mẹ để kiếm ăn, theo một bài báo mới được công bố hôm ngày 17/12 trên tạp chí Ethology.

Các nhà khoa học đã sử dụng thiết bị siêu âm dưới nước - công nghệ mới - để nghiên cứu cá mập y tá hung đang mang thai trong điều kiện nuôi nhốt (không giống như nhiều loài cá khác, một số loài cá mập sinh con chứ không phải để trứng).

Cá mập con bơi sang tử cung khác để ăn trứng chưa nở của mẹ 1
Hình ảnh siêu âm cho thấy cá mập con bơi từ tử cung này sang tử cung kia của cá mẹ. (Ảnh: Ethology).

Kết quả siêu âm thật khó tin: một phôi cá mập đang chui từ tử cung này sang tử cung kia của cá mẹ (cá mập có hai tử cung). Bình thường, việc kiểm tra chỉ cho thấy phôi có chuyển động, và số phôi cá mập trong một tử cung giảm đi tương ứng với số tăng lên của tử cung còn lại.

Cá mập con bơi sang tử cung khác để ăn trứng chưa nở của mẹ 2
Siêu âm dưới nước cho cá mập y tá hung mang thai. (Ảnh: Ethology).

Điều đó làm cho cá mập y tá hung (Nebrius ferrugineus) trở nên rất nổi bật trong thế giới động vật, đặc biệt là khi so sánh với một số loài động vật có vú, mà các nghiên cứu đã chứng minh phôi có thể di chuyển trong bụng mẹ trước khi sinh nở. Những phát hiện gần đây chỉ ra ít nhất ba loài cá mập có hành vi tương tự.

Theo các nhà nghiên cứu, hiện tượng kỳ lạ này trước đây mới chỉ được ghi nhận một lần. Trong phim tài liệu năm 1993 được chiếu trên kênh Discovery, một nhóm quay phim đã ghi lại cảnh ​​phôi bơi trong tử cung qua lỗ nhỏ bên sườn một con cá mập hổ cát mang thai. Tuy nhiên, đây không phải là bằng chứng thuyết phục cho thấy phôi cá mập hổ cát thường xuyên bơi như vậy, vì khi đó con cá sống ở môi trường nuôi nhốt chứ không phải trong tự nhiên.

Chưa chắc chắn được nguyên nhân cá mập y tá hung hay cá mập hổ cát có thể di chuyển trong tử cung mẹ chúng, nhưng các nhà nghiên cứu phỏng đoán rằng đây là một trường hợp "oophagy" (động vật ăn trứng). Trong trường hợp này, phôi đầu tiên nở ra sẽ xơi ngấu nghiến những quả trứng chưa nở bên trong tử cung - và đôi khi, trứng gần nhất nằm trong tử cung bên cạnh.

Và còn một điều thú vị nữa về loài cá này: phôi đôi khi ló đầu ra khỏi cổ tử cung.

Cá mập con bơi sang tử cung khác để ăn trứng chưa nở của mẹ 3
Quan sát thực tế và siêu âm cho thấy cá mập con thò đầu khỏi tử cung mẹ.

Nói cách khác, đôi khi cá mập y tá hung con - dù chưa được sinh ra - vẫn ló đầu khỏi bụng mẹ để quan sát thế giới bên ngoài. Hiện tượng này khác hẳn với các loài động vật có vú, tử cung của chúng luôn đóng chặt và chỉ mở ra khi sinh nở.

Nguồn tin: khoahoc.tv