Tin giải trí khoa học

https://eneoia.com:443


Đề xuất bỏ "Chí Phèo" ra khỏi sách giáo khoa: Giáo viên THPT phản ứng thế nào?

Đề xuất bỏ "Chí Phèo" ra khỏi sách giáo khoa: Giáo viên THPT phản ứng thế nào?
Sau khi ý kiến bỏ tác phẩm "Chí Phèo" ra khỏi chương trình sách giáo khoa, nhiều giáo viên THPT cũng giật mình bày tỏ quan điểm.

Đổi mới sách giáo khoa: Cần nghiêm túc tiếp thu tất cả ý kiến

Tháng 4/2018 có sách giáo khoa mới lớp 1 và lớp 6

Đổi mới chương trình-sách giáo khoa từ năm học 2018-2019

Vừa qua, anh Nguyễn Sóng Hiền - nghiên cứu sinh tiến sĩ Trường ĐH Newcastle (Australia) cho rằng, nên loại bỏ tác phẩm tác phẩm "Chí Phèo" ra khỏi chương trình sách giáo khoa THPT.

Nghiên cứu sinh Nguyễn Sóng Hiền cho rằng, tác phẩm này không có ý nghĩa nhiều về mặt giáo dục mà ngược lại, có thể có những tác động xấu về mặt nhận thức của học sinh.

Sau khi ý kiến này được đưa ra đã tạo nên một làn dư luận tranh cãi gay gắt về việc có hay không nên bỏ tác phẩm "Chí Phèo" khỏi chương trình SGK lớp 11. Nhiều giáo viên THPT cũng giật mình bày tỏ quan điểm.

Thầy Trịnh Quỳnh - giáo viên trường THPT Lương Thế Vinh, Nam Định đã chia sẻ quan điểm của mình về đề xuất bỏ tác phẩm "Chí Phèo" ra khỏi sách giáo khoa.

Theo thầy Quỳnh, quan điểm của anh Nguyễn Sóng Hiền, tưởng như hợp lý, logic, dùng văn hóa, chuẩn mực đạo đức và pháp luật của thời hiện đại để phán xét câu chuyện của xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ đã là một sự không phù hợp.

Nghiên cứu sinh này sử dụng điểm nhìn xã hội học khi khám phá một tác phẩm đã làm mất đi tính nhân văn của nó. Khi đó chỉ toàn thấy “giai cấp” “bóc lột” “sự phản kháng”... để lúc nào cũng thấy “người bị hại” “hành vi trái pháp luật” “lên án và cách ly” như thể muốn bỏ tù bất cứ nhân vật nào còn có những điểm nhìn từ chiều sâu văn hóa, chiều sâu con người để thấy đằng sau những sự thật khách quan lạnh lùng là muôn vàn nỗi buồn thương, chua xót dành cho một kiếp người.

Dưới góc nhìn xã hội học, nhân vật Chí Phèo điển hình cho người nông dân không chỉ bị áp bức bóc lột đến bần cùng hóa mà còn bị tha hóa, lưu manh hóa trước cách mạng tháng Tám.

Xét ở khía cạnh khác, Chí Phèo lại đại diện cho ý thức cá nhân của mỗi con người trong hành trình đấu tranh giữa cái thiện và cái ác. Chí Phèo là người luôn khát khao vượt lên hoàn cảnh sống chính vì vậy không nên bỏ tác phẩm này ra khỏi chương trình sách giáo khoa.

Thầy Đào Tuấn Đạt, lãnh đạo trường THPT Anhxtanh, Hà Nội cũng cho biết, không nên bỏ tác phẩm Chí Phèo ra khỏi chương trình sách giáo khoa.

Đề xuất bỏ "Chí Phèo" ra khỏi sách giáo khoa: Giáo viên THPT phản ứng thế nào? 1

Thầy Đào Tuấn Đạt cho rằng, Chí Phèo là tác phẩm học sinh đáng đọc.

Lãnh đạo trường THPT Anhxtanh không đồng tình với quan điểm của nghiên cứu sinh cho rằng, tác phẩm này có thể có những tác động xấu về mặt nhận thức của học sinh.

Theo thầy Đạt, học sinh nên học tất cả các tác phẩm văn học hay trong đó có "Chí Phèo" của Nam Cao. Tất cả những cái xấu, cái tốt nên được ra thảo luận từ đó học sinh sẽ rút kinh nghiệm, chắt lọc và ứng xử cho đúng.

Hơn nữa, tác phẩm "Chí Phèo" sẽ giúp học sinh nhìn lại một thời của xã hội phong kiến, thấy được giai cấp bóc lột người yếu thế khiến con người ta bị bần cùng hóa, lưu manh hóa.

Thầy Đào Tuấn Đạt cho biết, ở các nước trên thế giới, học sinh và giáo viên sẽ đọc và học những tác phẩm hay đại diện cho mọi tầng lớp chứ không phải lấy cái hay, cái đẹp ra ca ngợi, để giáo dục.

Đề xuất bỏ "Chí Phèo" ra khỏi sách giáo khoa: Giáo viên THPT phản ứng thế nào? 2
Có nên bỏ ”Chí Phèo” ra khỏi chương trình sách giáo khoa?

Ở góc độ văn chương, văn hóa, nhân vật Chí Phèo không phải là ác mà chỉ vì xã hội phong kiến đã đẩy con người ta...

Bấm xem >>

Nguồn tin: 24h