Trái đất của chúng ta có một "Mặt trăng rạn vỡ"

Thứ bảy - 27/04/2019 04:26
Trái đất của chúng ta có một "Mặt trăng rạn vỡ" Trái đất của chúng ta có một "Mặt trăng rạn vỡ"

Nghiên cứu mới dựa trên dữ liệu của NASA cho thấy mặt trăng của chúng ta sở hữu một bề mặt hoàn toàn rạn vỡ.

Nghiên cứu mới dựa trên dữ liệu của NASA cho thấy Mặt trăng của chúng ta sở hữu một bề mặt hoàn toàn rạn vỡ.

Công trình mới dẫn đầu bởi nhà nghiên cứu Sean Wiggins, Khoa Khoa học Trái đất và môi trường thuộc Đại học Brown (Rhode Island), dựa trên dữ liệu của NASA và các thí nghiệm mô phỏng, đã chứng minh thiên thể lãng mạn nhất trên bầu trời – Mặt trăng – có một bề mặt rạn nứt.

Trái đất của chúng ta có một "Mặt trăng rạn vỡ" 1
Bề mặt đầy "sẹo" của Mặt trăng - (ảnh: NASA).

Nghiên cứu cho thấy kể từ khi Mặt trăng hình thành cách đây 4,3 tỉ năm, các tác động của tiểu hành tinh đã khiến "khuôn mặt" của nó thành sẹo với nhiều hố và miệng hố. Thiệt hại còn đi xa hơn thế với nhiều vết nứt kéo dài, sâu tới 20km.

Khu vực phía trên của lớp vỏ Mặt trăng gọi là megaregolith chịu phần lớn thiệt hại từ các cuộc tấn công vũ trụ. Ngoài các vết nứt lớn, các tác động của thiên thạch, tiểu hành tinh thậm chí phân tách lớp vỏ Mặt trăng thành nhiều mảnh rộng khoảng 1 mét, mở ra các vết nứt bề mặt kéo dài hàng trăm km trong megaregolith.

Phát hiện trên phù hợp và giải thích thêm cho những dữ liệu mà GRAIL (Phòng thí nghiệm về sự phục hồi trọng lực và nội thất Mặt trăng), một chương trình nghiên cứu của NASA với 2 chiến binh là cặp tàu vũ trụ song sinh GRAIL-A và GRAIL-B được gửi lên Mặt trăng vài năm trước, từng thu thập được.

Kết quả khảo sát từ GRAIL cho thấy lớp vỏ mặt trăng kém dày đặc hơn nhiều so vói dự kiến. Tác giả Wiggins và các đồng nghiệp nghi ngờ rằng chính thiệt hại từ những tác động cổ xưa đã tăng thêm độ xốp cho bề mặt và do đó giảm mật độ.

Các thí nghiệm mô phỏng cho thấy nếu một khối đá không gian đường kính 10km lao vào mặt trăng, ngoài việc để lại một miệng hố va chạm lớn mà chúng ta vẫn thấy đầy trên thiên thể này, còn đủ sức mở rộng ra ít nhất là 2 bên các đường nứt sâu 20km và dài đến 300km.

Trọng lực thấp trên mặt trăng chỉ làm lớp bề mặt chịu nhiều thiệt hại hơn. Đó là lý do Trái đất của chúng ta, cũng từng hứng chịu nhiều cú va chạm to lớn nhưng không phải hứng chịu các vết rạn vỡ khắp bề mặt.

"Ghép lại một bức tranh chi tiết hơn về megaregolith sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về cách thức khu vực đó dẫn nhiệt; điều này có thể tiết lộ manh mối quan trọng về sự hình thành của các mặt trăng khác và thậm chí các hành tinh khác" - tác giả Wiggins cho biết.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Journal of Geophysical Research: Planets.

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 267
  •   Máy chủ tìm kiếm 7
  •   Khách viếng thăm 260
 
  •   Hôm nay 39,841
  •   Tháng hiện tại 1,101,449
  •   Tổng lượt truy cập 127,493,653