Thiên thạch cổ xưa nhất gần bằng tuổi Hệ Mặt Trời

Thứ bảy - 04/08/2018 20:23
Thiên thạch cổ xưa nhất gần bằng tuổi Hệ Mặt Trời Thiên thạch cổ xưa nhất gần bằng tuổi Hệ Mặt Trời

Thiên thạch cỡ quả bóng bầu dục 'Northwest Africa (NWA) 11119 được tìm thấy ở một đụn cát tại Mauritania, MSN hôm qua đưa tin.

Thiên thạch 4,565 tỷ năm tuổi ở Mauritania có thể hé lộ quá trình hình thành hệ Mặt Trời.

Thiên thạch cỡ quả bóng bầu dục 'Northwest Africa (NWA) 11119 được tìm thấy ở một đụn cát tại Mauritania, MSN hôm qua đưa tin. Các nhà nghiên cứu tính toán thiên thạch này có niên đại lên tới 4,565 tỷ năm.

Giới khoa học cho rằng hệ Mặt Trời hình thành cách đây 4,6 tỷ năm khi đám mây khí gas và bụi sụp đổ dưới ảnh hưởng của trọng lực, có thể do vụ nổ lớn từ ngôi sao hoặc siêu tân tinh ở gần đó. Sau khi đám mây sụp đổ, vành đĩa xoay tròn với Mặt Trời ở trung tâm ra đời. Họ hy vọng thiên thạch NWA 11119 có thể hé lộ nhiều điều về quá trình này.

Thiên thạch cổ xưa nhất gần bằng tuổi Hệ Mặt Trời 1
Thiên thạch này có lượng silica cao nhất và niên đại lớn nhất.

"Thiên thạch chúng tôi nghiên cứu không giống bất kỳ thiên thạch nào khác", Daniel Dunlap ở Trung tâm nghiên cứu thiên thạch thuộc Đại học Arizona, đồng tác giả bài báo đăng trên tạp chí Nature Communications, cho biết. "Nó có lượng silica cao nhất và niên đại lớn nhất (4,565 tỷ năm) trong số những thiên thạch đã biết. Thiên thạch kiểu này là kim chỉ nam cho sự hình thành hành tinh, bước quan trọng trong quá trình tiến hóa của thiên thể đá ở hệ Mặt Trời".

Nghiên cứu cung cấp bằng chứng trực tiếp đầu tiên cho thấy các khối đá giàu silica thuộc lớp vỏ hình thành trên thiên thể đá nhỏ trong 10 triệu năm đầu tiên sau khi hệ Mặt Trời xuất hiện, sau đó hợp lại thành hành tinh đá. Nghiên cứu do nhóm nhà khoa học ở Đại học New Mexico, Mỹ (UNM) tiến hành.

Sử dụng kim dò điện tử và chụp cắt lớp vi tính tại UNM và Trung tâm Vũ trụ Johnson của NASA, trưởng nhóm nghiên cứu Poorna Srinivasan kiểm tra thành phần cấu tạo và tỷ lệ khoáng chất của thiên thạch. Srinivasan chú ý tới tính phức tạp của NWA 11119 bao gồm lớp vỏ hỗn hợp màu xanh lá cây sáng.

"Thành phần khoáng chất của khối đá này rất khác bất cứ mẫu vật nào chúng tôi từng nghiên cứu trước đây. Tôi kiểm tra thành phần khoáng chất để tìm hiểu mọi giai đoạn hình thành thiên thạch. Một trong những đặc điểm chính chúng tôi nhận thấy đầu tiên là các tinh thể tridymite lớn chứa nhiều silica, tương tự thạch anh. Khi tiến hành phân tích hình ảnh để xác định số lượng, chúng tôi phát hiện lượng tridymite chiếm 30% thiên thạch. Đây là điều chưa từng thấy ở thiên thạch", Srinivasan nói.

  • Bí ẩn ít biết về thiên thạch cổ Gujba mới phát hiện

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 212
  •   Máy chủ tìm kiếm 3
  •   Khách viếng thăm 209
 
  •   Hôm nay 13,626
  •   Tháng hiện tại 1,075,234
  •   Tổng lượt truy cập 127,467,438