Hành trình của tiểu hành tinh 6 tấn rơi xuống Trái đất

Thứ ba - 27/04/2021 06:58
Hành trình của tiểu hành tinh 6 tấn rơi xuống Trái đất Hành trình của tiểu hành tinh 6 tấn rơi xuống Trái đất

Đường bay của tiểu hành tinh 2018LA phát nổ trên sa mạc Kalahari giúp các nhà nghiên cứu lần ra nguồn gốc của nó.

Đường bay của tiểu hành tinh 2018LA phát nổ trên sa mạc Kalahari giúp các nhà nghiên cứu lần ra nguồn gốc của nó.

Các nhà thiên văn học dựng lại hành trình dài 22 triệu năm của một tiểu hành tinh lao ngang qua Hệ Mặt trời và phát nổ phía trên Botswana, tạo ra cơn mưa thiên thạch trên sa mạc Kalahari. Đây là lần đầu tiên giới nghiên cứu tìm ra nguồn gốc thiên thạch phát nổ, trong trường hợp này là Vesta, một trong những thiên thể lớn nhất ở vành đai tiểu hành tinh nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc.

Hành trình của tiểu hành tinh 6 tấn rơi xuống Trái đất 1

Tiểu hành tinh nặng 6 tấn bay qua khí quyển Trái đất với vận tốc 59.545 km/h hồi tháng 6/2018 và nổ tung trên bầu trời ở khu bảo tồn tại trung tâm Kalahari, tạo ra cầu lửa sáng gần bằng Mặt Trời. Công tác tìm kiếm tại khu vực rơi phát hiện một thiên thạch nhỏ có tên Motopi Pan.

Các nhà nghiên cứu NASA theo dõi vật thể nguy hiểm từ khoảng cách xa như Mặt trăng, sử dụng kính viễn vọng ở Arizona và Hawaii. Sau va chạm, họ nhờ những nhà thiên văn học ở Australia kiểm tra hình ảnh từ kính viễn vọng SkyMapper ở New South Wales, chuyên dùng để nghiên cứu hố đen. Tuy nhiên, SkyMapper cũng ghi lại được đường bay của tiểu hành tinh, gây bất ngờ cho nhóm nghiên cứu.

Những bức ảnh chụp tiểu hành tinh mang tên 2018LA đến từ 3 kính viễn vọng đặt cách xa nhau trên bề mặt Trái đất, cho phép các nhà thiên văn học dựng lại lộ trình của thiên thể và xác định nguồn gốc của nó. Đường bay dẫn tới Besta, một tiểu hành tinh rộng hơn 480 km đôi khi có thể quan sát mà không cần dùng kính viễn vọng. Dựa trên hành trình của 2018LA, nhóm nghiên cứu có thể khoanh vùng điểm rơi của nó trong khu bảo tồn, giúp phát hiện thêm 20 thiên thạch khác trên khoảng đất rộng 4,8km.

Phân tích địa chất học với mảnh vỡ hé lộ 2018LA nằm sâu bên dưới bề mặt Vesta nhưng bị bắn vào không gian trong một va chạm tạo ra miệng hố trên tiểu hành tinh này cách đây khoảng 22 triệu năm. Thiên thể văng ra bay lang thang trong Hệ Mặt trời, bề mặt của nó bị tia vũ trụ mài mòn cho tới khi bị hút bởi lực hấp dẫn của Trái đất và rơi xuống. Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy những hạt lâu đời nhất bên trong thiên thạch có niên đại 4,56 tỷ năm, khi Hệ Mặt trời vẫn đang hình thành từ đĩa khí và bụi liên sao siêu nóng. Chi tiết phát hiện được công bố hôm 23/4 trên tạp chí Meteoritics and Planetary Science.


Tiểu hành tinh 2018LA tạo ra cầu lửa khổng lồ khi phát nổ. (Video: Guardian).

  • Bạn sẽ cực bất ngờ khi biết lớp da dưới bộ lông sọc vằn của hổ như thế nào
  • Top 7 cách để giảm cảm giác lo lắng, căng thẳng hiệu nghiệm tức thì chỉ trong vài giây
  • 5 "Hệ Mặt trời" lạ có thể chứa nhiều "Trái đất 2.0" cực dễ sống

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 339
  •   Máy chủ tìm kiếm 144
  •   Khách viếng thăm 195
 
  •   Hôm nay 64,505
  •   Tháng hiện tại 1,056,088
  •   Tổng lượt truy cập 127,448,292