Gian lận tuổi: Chuyện thường của làng thể thao Việt Nam

Thứ bảy - 08/11/2014 14:49
Gian lận tuổi: Chuyện thường của làng thể thao Việt Nam Gian lận tuổi: Chuyện thường của làng thể thao Việt Nam

Trước khi nghi án Công Phượng khai gian tuổi nổ ra, làng thể thao Việt Nam đã không ít lần chứng kiến những vụ trẻ hóa vận động viên trắng trợn từ bóng đá cho đến điền kinh.

Toàn bộ hồ sơ gây tranh cãi về tuổi thật của Công Phượng

Hộ chiếu, chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu của Công Phượng đều ghi em sinh năm 1995, nhưng sổ hộ tịch của UBND xã Mỹ Sơn lại đề Công Phượng sinh năm 1993.

Những thần đồng quá tuổi?

Năm 2000, đội U16 Việt Nam với nòng cốt là các cầu thủ của lò SLNA dưới sự dẫn dắt của HLV Nguyễn Văn Thịnh đã thi đấu cực kỳ xuất sắc tại VCK U16 châu Á được tổ chức tại Đà Nẵng. Thời điểm đó, U16 Việt Nam có một loạt cầu thủ xuất sắc là Văn Quyến, Như Thuật, Minh Đức, Lâm Tấn, Ánh Cường, Thế Hùng, Mạnh Huy, Quang Tuấn, Văn Vinh… đã đánh bại Trung Quốc 3-2 để tiến vào bán kết.

Thế hệ này được kỳ vọng sẽ tạo nên một lứa cầu thủ tài năng, đem về những vinh quang cho bóng đá Việt Nam. Thế nhưng chỉ sau có 14 năm, gần như tất cả đều đã giải nghệ, chỉ còn trụ lại Minh Đức và Như Thuật. Theo đúng tuổi thì năm nay những cầu thủ này chỉ mới 30, độ tuổi sung sức nhất của sự nghiệp.

Gian lận tuổi: Chuyện thường của làng thể thao Việt Nam 1
Thế hệ U16 Việt Nam năm 2000 phần lớn đều giải nghệ sớm. Ảnh: Bongdaplus.

Trung vệ Nguyễn Minh Đức, người đeo băng đội trưởng U16 Việt Nam năm 2000 về sau đã khai lại tuổi của mình là sinh năm 1983 chứ không phải 1984. Tức là thời điểm anh đã 17 tuổi khi thi đấu tại giải… U16 châu Á. Và anh không phải cầu thủ duy nhất của thế hệ U16 năm đó khai gian đi vài tuổi để thi đấu tại giải U16?

Đặc điểm chung của lứa cầu thủ này là chia tay sân cỏ ở thời điểm sung sức nhất của sự nghiệp. Ánh Cường, Văn Vinh, Khánh Hùng, Văn Nghĩa… đều chia tay sự nghiệp năm 2012, tức thời điểm họ chỉ 28 tuổi (nếu đúng tuổi). Lâm Tấn bị chấn thương giải nghệ năm 2011, còn tiền vệ Mạnh Huy thậm chí rời sân cỏ sớm hơn cả Lâm Tấn.

Bố Công Phượng phẫn nộ với thông tin con mình 21 tuổi

Ông Nguyễn Công Bảy - bố của Công Phượng khẳng định con mình sinh năm 1995, năm nay đúng 19 tuổi và mọi tin đồn đều là thiếu chính xác.

Văn Quyết, cầu thủ nổi nhất của thế hệ năm đó về sau chỉ tỏa sáng ở SEA Games 2003, 2005 để rồi thi đấu vật vờ suốt một thời gian dài. Anh tự đào hố chôi vùi sự nghiệp của mình sau vụ bán độ tại SEA Games 2005 để rồi giã từ sự nghiệp vào đầu năm nay khi mới 30 tuổi.

Những vụ khai giai tuổi rúng động của TTVN

Việc gian lận tuổi là vấn nạn của thể thao Việt Nam (TTVN) đặc biệt là ở môn bóng đá cấp độ trẻ. Năm 2003, Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) và Ủy ban TDTT tiến hành thanh tra các địa phương về việc gian lận tuổi ở các môn đã cho ra những kết quả rất sốc.

Nghệ An, địa phương vốn rất mạnh bóng đá trẻ tiến hành rà soát 62 trường hợp thì phát hiện 8 cầu thủ đội U15 gian lận tuổi. Ở lứa U11 sốc hơn với 5 em đang học lớp 11, 7 em học lớp 10. Một số trong đó còn góp mặt trong đội hình U14 Việt Nam đoạt huy chương đồng giải U14 Đông Nam Á. Vì bê bối này mà VFF phải muối mặt xin lỗi Liên đoàn bóng đá ĐNA.

Gian lận tuổi: Chuyện thường của làng thể thao Việt Nam 2
Phạm Đình Khánh Đoan, một trong những nhà vô địch SEA Games bị phát hiện khai gian tuổi. Ảnh: Thể thao Văn hóa.

Còn bóng đá Nghệ An bị tác động mạnh bởi vụ bê bối này. Một loạt các đội trẻ của họ bị tước danh hiệu: U11 Nghệ An (vô địch giải nhi đồng 2001, 2002); U13 Nghệ An (vô địch giải thiếu niên 2003); U15 Nghệ An (đoạt đồng giải ba 2003). Các đội này còn phải nộp phạt 20 triệu đồng, và cấm thi đấu hai năm.

Ngoài bóng đá, điền kinh cũng để lại tiếng xấu khi hàng loạt nhà vô địch SEA Games bị phát hiện khai gian tuổi. Đó là nhà vô địch SEA Games 22 Nguyễn Thị Tĩnh (sinh năm 1981 thành 1983), vô địch SEA Games 22 Đoàn Nữ Trúc Vân (1978 thành 1982), vô địch SEA Games 21 Phạm Đình Khánh Đoan (1980 thành 1982), Lê Văn Dương (1980 thành 1983)... Đây là hệ quả của cách làm khi các địa phương thi nhau kiếm thành tích.

Công Phượng sinh năm 1996, 1995 hay 1993?

Đó là một tài năng, có thể mang đến những khác biệt với quả bóng trong chân. Và sự đặc biệt còn nằm ở chính những con số trên giấy tờ mang tên Nguyễn Công Phượng.

 

Video

Hy vọng HCV thế giới VN một thời thừa nhận gian lận tuổi

Trần Thanh Ngọc Trọng lấy tên em trai để gian lận tuổi đi thi đấu và giành thành tích cao do chỉ đạo của các HLV.

Nguồn tin: news zing


 
 Từ khóa: hộ tịch
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 117
  •   Máy chủ tìm kiếm 4
  •   Khách viếng thăm 113
 
  •   Hôm nay 27,185
  •   Tháng hiện tại 640,086
  •   Tổng lượt truy cập 128,258,325