Từ chuyện 2 sân bay VN ‘lọt’ top 10 sân bay tệ nhất châu Á

Thứ sáu - 07/11/2014 12:47
Từ chuyện 2 sân bay VN ‘lọt’ top 10 sân bay tệ nhất châu Á Từ chuyện 2 sân bay VN ‘lọt’ top 10 sân bay tệ nhất châu Á

Theo danh sách, Nội Bài đứng thứ 5, còn Tân Sơn Nhất đứng thứ 8 trong số 10 sân bay tệ nhất châu Á theo trang web “The Guide to Sleeping in Airports” bình chọn.

Trang web “The Guide to Sleeping in Airports” (Tạm dịch: “Cẩm nang ngủ tại sân bay”) đã công bố danh sách 10 sân bay tệ nhất châu Á. Không may, Việt Nam có tới 2 đại diện là Sân bay Nội Bài (Hà Nội) và Tân Sơn Nhất (TP. HCM) bị liệt vào danh sách này.

Theo danh sách mới nhất, Nội Bài đứng thứ 5, còn Tân Sơn Nhất đứng thứ 8, 'thật may', không phải là vị trí ‘quán quân’. Xem ra, những nỗ lực của sân bay Nội Bài trước đó về các dịch vụ phục vụ ăn nghỉ của hành khác cũng không ghi được điểm và không cứu vãn được tình thế.

Trước đây, sân bay Nội Bài đã cho ra mắt dịch vụ buồng ngủ mini đặt ngay tại sân bay cho hành khách thuê. Với 210.000 đồng mỗi giờ và 1.530.000 đồng trọn gói cho một ngày nghỉ với loại buồng rẻ nhất có diện tích 4m2. Tức là với mức độ trễ chuyến như hiện nay (thường là 2-3 tiếng) thì hành khách "chỉ" mất khoảng 500.000-700.000 đồng cho mỗi lần bị trễ. Với một vài người có điều kiện đi máy bay thì có thể, giá này cũng chẳng đắt so với việc họ ngồi chờ cả tiếng đồng hồ, thậm chí là vài tiếng vật vờ giữa cái nóng mà chẳng biết đi đâu về đâu. Còn với những người mới được đi máy bay, còn ngơ ngơ ngáo ngáo thì thôi, thà là ngồi nằm ở ghế ngủ còn hơn là mất vài trăm ‘sướng’ một tí nhưng cũng chẳng để làm gì. Lên máy bay ngủ còn thích hơn.

Danh sách này được đưa ra dựa trên đánh giá từ cuộc khảo sát trên mạng do trang web tư vấn du lịch khá nổi tiếng tại châu Á “The Guide to Sleeping in Airports” thực hiện. Các tiêu chí được đưa ra để xếp hạng sân bay bao gồm sự tiện nghi, thoải mái, sạch sẽ và chất lượng dịch vụ khách hàng.

Nhìn chung, 2 sân bay ở Việt Nam bị xếp vào sân bay ‘tồi’ chủ yếu bởi dịch vụ nghỉ ngơi cho hành khác, nóng bức, khó chịu, vệ sinh không thật sự sạch sẽ, thoáng mát khi mà số lượng hành khách quá đông…

Từ chuyện 2 sân bay VN ‘lọt’ top 10 sân bay tệ nhất châu Á 1

Hình ảnh Sân bay Nội Bài trên trang web “The Guide to Sleeping in Airports”.

Câu chuyện về những dịch vụ thậm chí cả mấy chuyện mà người Việt mình hay làm bị đưa lên báo nước ngoài rồi đánh giá, phê phán cũng đã không còn lạ lẫm. Ví như mới đây nhất là chuyện cô thí sinh Vua đầu bếp Việt dùng dao chặt đầu ba ba một cách ‘thô bạo’ cũng đã được ngay trang web nước ngoài đưa tin phản ánh. Chẳng phải thế mà vụ người Việt hôi của vụ lật xe bia ở Đồng Nai đã lên cả truyền hình Nga đó sao? Còn chuyện gần ngay trong bữa ăn là chuyện, người mình hay ăn thịt chó và điều ấy cũng bị phê bình, cũng bị cho rằng món ăn ấy không nên ăn.

Cái chuyện ăn uống thì xin gác lại, vì mỗi nơi có một văn hóa ẩm thực riêng. Với bạn, thịt chó không thể ăn, nhưng với người khác, thịt chó là món ngon, ai ăn thì ăn, ai không ăn cũng đừng chê bai, bĩu môi, dè bỉu. Bởi đâu phải chỉ có ta mới ăn như vậy, ở vài nước châu Á, người ta cũng vẫn ăn thịt chó đó thôi…

Từ chuyện 2 sân bay VN ‘lọt’ top 10 sân bay tệ nhất châu Á 2

Chuyện chặt đầu ba ba trên Vua đầu bếp Việt được một trang web nước ngoài phản ánh

***

Lại nói về chuyện 2 sân bay bị cho là ‘tồi tệ’ lọt vào top 10 sân bay tồi của châu Á, cá nhân tôi xin đưa ra một vài nhận định như sau.

Với bất cứ dịch vụ nào, chắc chắn cũng có người khen, kẻ chê, chẳng thể có cả 100 % người khen, và cũng không thể có 100% người chê. Về ăn uống thì càng phải coi trọng chuyện này, vì khẩu vị của mỗi người khác nhau. Còn về việc tiện nghi, cơ sở vật chất hay cả chuyện điều hòa, wifi bị phản ánh cũng có thể chỉ là một số ít cá nhân.

Ở đâu đông người chẳng nóng, chẳng bức, ở đâu đông người chẳng ngột ngạt khó chịu, nói chi ở một cái sân bay có cả trăm nghìn người lao đến và có cả trăm nghìn người vừa hạ cánh trở về nhà? Lúc chờ đợi thì ai chẳng khó chịu, bức bối. Các cụ chẳng nói ‘người đi không bực bằng người chực nồi cơm’ đó sao? Thử đặt địa vị vào bạn, chỉ cần đợi vài phút, làm thủ tục mà chậm tí vì người này đợi người kia, xếp hàng, bạn cũng sốt ruột lắm rồi nếu như bạn đang mong ngóng lên máy bay ngay lập tức. Nên, người ta chắc cũng giống bạn…

Có những người bình thản, họ chẳng vội gì, cũng chẳng cần chen chúc nhau làm gì. Họ cứ ngồi ở ghế chờ, cho lượt người đi qua rồi họ đứng cuối, xếp hàng, chẳng phải đứng lâu và vào được làm thủ tục ngay… Họ đâu cần phải quá nóng ruột vì dù sao thì cũng đến lượt mình, nhân viên ắt sẽ cho hành khách làm thủ tục đúng giờ, không thể chậm trễ làm hỏng chuyến may. Nên có gì phải lo, lo là ở cái tâm lý của mình…

Nói về chuyện wifi, hàng trăm, hàng nghìn người dùng một cổng mạng, không chậm mới là lạ… Người này dùng, người kia dùng không nặng sao được? Thế nên hình như mới có chuyện, cứ nửa tiếng mạng lại tự ‘out’ một lần nếu như bạn không cập nhật liên tục… (cái này tôi loáng thoáng đoán thế vì có vài lần tôi cũng gặp trường hợp này),

Từ chuyện 2 sân bay VN ‘lọt’ top 10 sân bay tệ nhất châu Á 3

Hình ảnh Sân bay Tân Sơn Nhất trên trang web “The Guide to Sleeping in Airports”.

Ở những chỗ đông người như thế này, nghĩ tích cực, cảm thông là chuyện nên làm nhất.

Tôi nói như vậy không có nghĩa là tôi đang ra sức bênh vực cho bất cứ điều gì. Những cái không tốt và tốt ắt có người phản ánh và một khi họ đã phản ánh, chắc chắn chúng ta phải nghe và tiếp thu. Du khách nước ngoài họ không hài lòng về dịch vụ ở ta cũng có thể là hợp lý, vì ở một số nước hiện đại hơn, ắt hẳn cơ sở vật chất của họ tiện lợi hơn nhiều và tất nhiên, nhu cầu của họ cũng cao và ‘sang trọng’ hơn ta. Thế nên mới có chuyện những thứ với người mình đôi khi là tốt nhưng với người khác lại chẳng là gì. Giống như bây giờ mấy khi ta thèm mì tôm vì ta đã ăn quá nhiều sơn hào hảo vị. Đâu giống như cái thời sinh viên, một bát mì tôm quý như vàng, ăn vào vẫn thòm thèm muốn ăn bát thứ hai. Thời đó mà có Hảo Hảo ăn thì quá tuyệt, gọi là hảo hạng. Vậy mà chỉ cần ‘mỳ tôm trần’ là đã quá tốt rồi…

Câu chuyện thấy cái gì đó không được, một người nói, hai người nói rồi nhiều người và chê bai là chuyện khó tránh. Điều quan trọng là ta đừng thấy vậy mà cũng hùa theo, cũng tiêu cực, cũng lên án. Bởi thực sự có khi không tồi tới mức như người ta phản ánh. Vậy, điều quan trọng là, chúng ta phải tiếp thu, phải sửa đổi, phải xem cái gì hợp lý thì sửa chữa, thay đổi, cái gì là quá thì bỏ qua…

Đừng vì thấy họ hùa nhau nói mà chán mình, chán người. Cứ hãy tự hào rằng, ta đã nỗ lực làm, nỗ lực xây dựng, còn cái chuyện tiếp thu, sửa chữa, cải thiện cho hợp lý thì phải làm, nhất định phải làm…

Xem thêm bài liên quan:

Thịt chó: Ta ăn, Tây hãi - việc ai nấy làm!

Người Việt ăn thịt chó 'kinh động' báo ngoại

Chuyện từ thiện là từ cái tâm của mình

Chuyện đời buồn của người đàn bà đẹp vì phẫu thuật

Câu chuyện 'tiền bo' và văn hóa 'bo'

Nguồn tin: Eva


 
 Từ khóa: nóng ruột
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 130
  •   Máy chủ tìm kiếm 2
  •   Khách viếng thăm 128
 
  •   Hôm nay 15,209
  •   Tháng hiện tại 705,815
  •   Tổng lượt truy cập 128,324,054