GS Mỹ: Lương giảng viên VN từ 183-368 USD

Thứ sáu - 07/11/2014 02:04

“Báo cáo cập nhật giáo dục đại học tháng 7/2014” của 7 ngành khoa học kỹ thuật tại 14 trường ĐH lớn của Việt Nam do các GS Hoa Kỳ thực hiện đã đưa ra một số quan sát đáng lưu tâm,

“Cơ chế cận huyết"

Đoàn nghiên cứu đưa ra thuật ngữ mới, tạm gọi là "khuynh hướng vùng miền" để chỉ thực tế sinh viên theo học tại trường ĐH gần nhà mình nhất, rồi giảng dạy tại trường đó sau khi tốt nghiệp, học tiếp chương trình sau đại học cũng tại trường đó, và nếu làm kinh doanh cũng tuyển nhân viên tốt nghiệp từ chính trường mình.

Báo cáo lý giải: Hiện tượng này có thể bắt nguồn từ văn hóa gia đình và dòng họ lâu đời. Trong quá trình phỏng vấn, một số sinh viên nói rằng đã dựa vào sự hỗ trợ của gia đình, kể cả mặt tài chính lẫn tình cảm, trong khi số khác cho hay mình còn có trách nhiệm với gia đình, do vậy không muốn đi học quá xa nhà. Một số ít bày tỏ mình không muốn giảng dạy ở trường khác hay chuyển tới một vùng khác của VN.

Các GS giải thích, tại Hoa Kỳ, khuynh hướng vùng miền dẫn tới quan hệ cận huyết trong học thuật.

Điều này được cho là làm hạn chế việc trao đổi ý tưởng và phương pháp tiếp cận mới, cũng như gây bất lợi cho cá nhân, trường đại học cũng nhưnghiên cứu trong một lĩnh vực cụ thể.

Đánh giá “xu hướng này không dễ thay đổi”, báo cáo đã đề xuất các giải pháp như tổ chức hội nghị, hội thảo chuyên ngành, mở các khóa học mùa hè, tăng cường sự tham gia diễn giả quốc tế…. để các giảng viên được tăng cường tương tác với nhau.

GS Mỹ: Lương giảng viên VN từ 183-368 USD 1
Giáo dục ĐH VN đã có nhiều thay đổi so với các năm 2006 và 2007 nhưng vấn đề giờ lên lớp của cả giảng viên lẫn sinh viên vẫn chưa được cải thiện đáng kể.

Lương thấp, dạy nhiều

Đây là báo cáo thứ 3 về giáo dục ĐH VN do Qũy Giáo dục Việt Nam thực hiện.

Theo báo cáo năm 2014, giáo dục ĐH VN đã có nhiều thay đổi so với các năm 2006 và 2007, như học thuộc lòng đã được thay thế bằng mô hình học tập tích cực; hầu hết SV có máy tính cá nhân và truy cập internet, chương trình có thay đổi…Nhưng một vấn đề chưa được cải thiện đáng kể,đó là giờ lên lớp của cả giảng viên lẫn sinh viên vẫn quá nhiều.

Phương pháp học tập tích cực (làm việcnhóm, thảo luận) đòi hỏi giảng viên phải dành nhiều thời gian giảng dạy. Các giảng viên cho rằng phương pháp học tập tích cực phù hợp với lớp có sĩ số khoảng SV, nhưng thực tế với lớp học 70 – 150 SV như hiện nay sẽ trở thành thách thức cho giảng viên khi không trợ giảng.

Các tác giả của báo cáo 2014 nhận thấy, 2 báo cáo trước đều lo ngại việc sinh viên phải hoàn thành quá nhiều tín chỉ để tốt nghiệp do không có đủ thời gian để tiếp thu và nghiên cứu những nội dung đã học. Tuy nhiên đến nay, dường như số giờ lên lớp của SV không giảm đi, số giờ lên lớp của phần lớn giảng viên lại tăng lên.

Cụ thể, năm 2007, Bộ GD-ĐT chuyển từ hệ đào tạo theo đơn vị học trình sang hệ tín chỉ (1 tín chỉ lại tương đương 1.5 đơn vị học trình). Một chương trình đào tạo trước đây yêu cầu 180 đơn vị học trình thì bây giờ là 120 tín chỉ với thời lượng lên lớp gần như ngang bằng nhau, dù số giờ thực hành, làm việc trong phòng thí nghiệm, đi thực tập đã được tính trong số tín chỉ.
Theo phản hồi của các điều tra, lương trung bình của giảng viên có bằng cử nhân là 183 USD/tháng, 250 USD/tháng (thạc sĩ) và 368 USD (tiến sĩ); còn mức lương trung bình của cán bộ quản lý là 407 USD.

“Tuy nhiên, lương cũng chưa nói lên thu nhập. Lương của giảng viên tại VN được tính theo số giờ lên lớp, chính vì vậy các giảng viên có xu hướng dạy quá nhiều, dạy thêm ở các trường khác” – báo cáo viết.

Có một “điểm nhấn” là lương của giảng viên chương trình tiên tiến cao hơn đáng kể, nhưng cả nước chỉ có 34 chương trình này.

Thu nhập khiêm tốn từ nghiên cứu

Trong phiếu điều tra trực tuyến, 95% giảng viên cho biết họ tham gia nghiên cứu, còn cán bộ quản lý cho rằng 66% giảng viên tham gia hoạt động này.

“Ngay cả khi con số 95% là cường điệu, phải ghi nhận thực tế rằng việc nghiên cứu đã phát triển hơn so với những năm 2006 – 2007” - báo cáo viết.

Do đó, giảng viên có thêm thu nhập từ nghiên cứu. Cán bộ quản lý các trường cho biết 49% nghiên cứu ở trường được nhà nước hỗ trợ kinh phí, 33% từ nguồn của nhà trường, 25% từ doanh nghiệp và 30% từ các nguồn tài trợ khác (phiếu điều tra cho phép lựa chọn nhiều hơn 1 nguồn trong phần trả lời).

Khuyến nghị cải thiện thu nhập

Nhận thấy ngân sách tăng lương hạn chế, các tác giả của bản báo cáo đã khuyến nghị những pháp như: giảm số giờ giảng dạy nhưng không giảm lương, khen thưởng giảng viên có thành tích nghiên cứu, duy trì giờ hướng dẫn SV, lấy việc đánh giá giảng viên (ý kiến đánh giá của SV và đánh giá ngoài) để xét tăng lương, nâng bậc, minh bạch hóa quy trình nâng bậc, cất nhắc qua website nhà trường.

Đoàn nghiên cứu cũng kiến nghị xem xét giảm bớt một số môn không cần thiết ra khỏi chương trình đào tạo, không nên bỏ môn cơ bản của các ngành khoa học kỹ thuật dù có thể chưa được ứng dụng ngay, mà nên bỏ môn không liên quan tới khoa học kỹ thuật hoặc kỹ năng mềm.

 

7 ngành: Khoa học Nông nghiệp, Kỹ thuật Xây dựng, Khoa học Máy tính, Điện - Điện tử - viễn thông, Khoa học Môi trường, Vật lý, Giao thông Vận tải.

Thực hiện tại 14 trường ở Hà Nội, TP.HCM, Thái Nguyên, Cần Thơ.
Báo cáo do Qũy Giáo dục VN công bố ngày 30/10

 

Nguồn tin: news zing


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 444
  •   Máy chủ tìm kiếm 187
  •   Khách viếng thăm 257
 
  •   Hôm nay 43,348
  •   Tháng hiện tại 1,034,931
  •   Tổng lượt truy cập 127,427,135