Vui Xuân đừng để buồn nhiều

Thứ hai - 12/02/2018 15:36
Vui Xuân đừng để buồn nhiều Vui Xuân đừng để buồn nhiều

Những căn bệnh nguy hiểm, có thể gây chết người đến từ thói quen ăn uống hằng ngày dịp Tết mà mọi người cần lưu ý phòng tránh.

Ẩn họa do mỹ tửu

Những ngày gần đây, số ca nhập viện do rượu tiếp tục tăng. Chỉ trong tháng 1-2018, ghi nhận trên cả nước đã có 12 ca ngộ độc do dùng rượu có methanol và 4 ca đã tử vong. Chỉ riêng Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), mỗi ngày có hàng chục người nhập viện vì các bệnh liên quan đến rượu. Điều đáng nói là gần 10 bệnh nhân điều trị tại đây đều sử dụng rượu có nguồn gốc, xuất xứ nhưng uống quá nhiều và trong thời gian dài. 

Vui Xuân đừng để buồn nhiều 1

Ảnh minh họa

ThS-BS Vũ Đình Thắng, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực và Chống độc - Bệnh viện Nhân dân 115 (TP HCM), cho hay về nguyên tắc, rượu chỉ chứa ethanol thì có thể uống hằng ngày (như bia, rượu vang, rượu đế, rượu mạnh nhập khẩu). Còn rượu có chứa nhiều tạp chất (như furfural, aldehyde, ester) hoặc chứa cồn công nghiệp (methanol, ethylene glycol, isopropanol…) rất độc. 

Methanol còn gọi là cồn công nghiệp, thường dùng làm cồn y tế, năng lượng (cồn khô), dung môi (dung dịch lau kính, mực in cho máy photocopy, pha sơn…). Có 2 loại ngộ độc rượu là ngộ độc ethanol và ngộ độc methanol. Ngộ độc ethanol khá phổ biến, ít đe dọa đến tính mạng. Ngộ độc methanol thì rất dễ tử vong. Bản thân methanol không độc nhưng gây độc khi chuyển hóa thành formaldehyde, acid gây toan chuyển hóa, mù mắt và tử vong. Trong nhiều vụ tử vong ngộ độc rượu chủ yếu là do "sát thủ" methanol. 

Theo BS Thắng, liều lượng an toàn của methanol trong rượu là 0,1%. Tuy nhiên, thực tế mẫu rượu gây ngộ độc thường gấp vài chục đến vài trăm lần. Đặc trưng ngộ độc methanol sau khi đã tỉnh là buồn nôn, nôn, đau bụng, rối loạn thị giác, rối loạn ý thức, nhanh chóng hôn mê, suy hô hấp, tụt huyết áp. Bệnh viện Nhân dân 115 mỗi năm tiếp nhận cấp cứu hàng chục trường hợp ngộ độc rượu.

Coi chừng mất Tết vì lấy hên bằng… màu đỏ

Nhiều người quan niệm những ngày đầu năm, chọn lựa bất cứ thứ gì cũng màu đỏ để hên cả năm. Món ăn cũng vậy, sở thích nhiều nhất là ăn tiết canh nhưng không lường trước hiểm họa nhiễm bệnh.

Vui Xuân đừng để buồn nhiều 2

Ảnh minh họa Internet

Vui Xuân đừng để buồn nhiều 3

Hiểm họa nhiễm liên cầu lợn

Theo Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, năm 2017 cả nước ghi nhận 171 ca mắc bệnh liên cầu lợn, trong đó 14 người tử vong. Bệnh này xảy ra nhiều nhất vào những tháng cuối năm và đầu năm âm lịch. Bởi trong thời gian này, nhiều gia đình mổ heo để ăn Tết và nhiều nơi có tập tục ăn bát tiết canh cho may mắn. Vì thế, số ca mắc liên cầu lợn thường tăng lên.

PGS-TS-BS Trần Quang Bính, Trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy, khuyến cáo nhiều bệnh nhân nhiễm bệnh này nhập viện trong tình trạng không còn tỉnh táo, rối loạn tri giác, rối loạn hành vi, co giật, hôn mê. Dù được điều trị bằng kháng sinh mạnh nhưng bệnh càng ngày càng trở nặng. Điều đáng nói là độc lực vi khuẩn này rất mạnh.

Theo TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới, mỗi năm, bệnh viện tiếp nhận cấp cứu hàng chục trường hợp nhiễm liên cầu lợn, dù điều trị hết cách nhưng không phải bệnh nhân nào cũng thoát khỏi các di chứng sau điều trị. Khi nhiễm bệnh này, nếu điều trị trễ dễ bị hoại tử lan rộng, dẫn đến phù não, tử vong hoặc những di chứng như ngớ ngẩn, động kinh, điếc... Đó là chưa kể chi phí điều trị rất tốn kém.

Vui Xuân đừng để buồn nhiều 4

Hiểm họa nhiễm liên cầu lợn do ăn tiết canh

Bệnh có thể lây truyền trực tiếp cho con người thông qua ăn thịt heo và các sản phẩm từ heo bệnh hay heo mang mầm bệnh chưa nấu chín (như tiết canh, nem chua, nem chạo…) hoặc do tiếp xúc với mầm bệnh thông qua các tổn thương, trầy xước trên da (đặc biệt là những người giết mổ, chăn nuôi, vệ sinh chuồng trại, chế biến thực phẩm…). 

Điều tra các ca bệnh nhiễm liên cầu lợn trên người cho thấy khoảng 70% bệnh nhân mắc liên cầu lợn có ăn tiết canh. Các bác sĩ điều trị khuyến cáo người dân không nên chủ quan vì bệnh có thể gây tử vong nếu điều trị muộn. Tỉ lệ tử vong do nhiễm liên cầu lợn là khoảng 7%, nếu bệnh nhân được cứu sống, tỉ lệ di chứng cũng rất cao, khoảng 40% (thường là điếc không hồi phục). Một điểm cần lưu ý là sau khi nhiễm liên cầu lợn, người bệnh vẫn hoàn toàn có thể mắc lại lần sau do bệnh không để lại miễn dịch lâu dài trong cơ thể người, vì vậy cần duy trì thường xuyên thói quen ăn chín, uống sôi trong mọi thời điểm. 

- Hiện chưa có vắc-xin phòng nhiễm liên cầu khuẩn lợn cho người. Tuy nhiên, vi khuẩn gây bệnh liên cầu lợn hoàn toàn bị tiêu diệt khi thực phẩm được nấu chín kỹ. Không ăn tiết canh và các sản phẩm từ thịt lợn chưa được nấu chín. Không mua bán, vận chuyển, giết mổ heo ốm, chết hoặc sản phẩm từ heo không đảm bảo vệ sinh; không sử dụng thịt heo có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề. 

- Uống dưới 2 đơn vị cồn /ngày với nam giới, dưới 1 đơn vị cồn/ngày đối với nữ giới và không uống quá 5 ngày trong một tuần. Một đơn vị cồn tương đương 10 gram cồn nguyên chất chứa trong dung dịch uống. Như vậy 1 đơn vị cồn tương đương với 3/4 chai/lon bia 330 ml (5%); 1 cốc bia hơi 330 ml; 1 ly rượu vang 100 ml (13,5%); hoặc 1 chén rượu mạnh 30 ml (40%).

Vui Xuân đừng để buồn nhiều 5
Cách sơ cứu các trường hợp bị ngộ độc trong ngày Tết

Ngoài nỗi lo về ngộ độc thực phẩm trong những ngày tết, chúng ta còn đối diện với nhiều loại ngộ độc qua đường...

Bấm xem >>

Nguồn tin: 24h


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 130
  •   Máy chủ tìm kiếm 21
  •   Khách viếng thăm 109
 
  •   Hôm nay 8,241
  •   Tháng hiện tại 586,411
  •   Tổng lượt truy cập 128,204,650