Sữa hoàn nguyên là gì?

Thứ bảy - 19/05/2018 22:31
Sữa hoàn nguyên là gì? Sữa hoàn nguyên là gì?

Thành phần sữa hoàn nguyên chiếm tối thiểu 90% tính theo khối lượng sản phẩm cuối cùng.

Khái niệm sữa hoàn nguyên khiến nhiều người tiêu dùng, đặc biệt là các bà mẹ, hoang mang khi lựa chọn cho con.

Theo định nghĩa của QCVN 5:1-2017/BYT của Bộ Y tế về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng, sữa hoàn nguyên thanh trùng/tiệt trùng là: “Sản phẩm dạng lỏng thu được bằng cách bổ sung một lượng nước cần thiết vào sữa bột hoặc sữa cô đặc để tái lập tỷ lệ nước và chất khô thích hợp của sữa hoặc thu được bằng cách kết hợp chất béo sữa và chất khô không béo của sữa, có thể bổ sung nước để thu được thành phần thích hợp của sữa".

Sản phẩm này có thể bổ sung các thành phần khác nhưng không nhằm mục đích thay thế các thành phần của sữa, đã qua thanh trùng/tiệt trùng. Thành phần sữa hoàn nguyên chiếm tối thiểu 90% tính theo khối lượng sản phẩm cuối cùng.

Nói dễ hiểu hơn, sữa hoàn nguyên là sản phẩm được chế biến từ sữa bột hoặc sữa cô đặc bằng cách pha thêm với nước để bù lại lượng nước đã tách ra trong quá trình sản xuất sữa bột hoặc sữa cô đặc từ sữa tươi nguyên liệu. Sản phẩm này có thể được bổ sung thêm thành phần khác nhưng không nhằm thay thế sữa và thành phần sữa vẫn chiếm hơn 90% khối lượng của sản phẩm cuối cùng.

Sữa hoàn nguyên là gì? 1
Cách phân biệt sữa hoàn nguyên (bên trái) và sữa tươi (bên phải) bằng cách đọc bảng thành phần bên ngoài bao bì sản phẩm. (Ảnh: HQ).

Sữa hoàn nguyên có lợi cho sức khỏe?

Sữa hoàn nguyên, cũng như các loại sữa khác, đều có lợi cho sức khỏe. Sữa hoàn nguyên vẫn chứa một lượng sữa nhất định (>90%), do vậy, sữa hoàn nguyên cũng có các tác dụng tương tự như sữa là nguồn bổ sung canxi, khoáng chất, các chất đạm, chất béo, carbohydrate và nhiều loại vitamin có lợi, cung cấp cho cơ thể sự cân bằng về mặt dinh dưỡng.

Sữa hoàn nguyên phù hợp với đối tượng nào?

Sữa tươi (thanh trùng hoặc tiệt trùng) nên sử dụng đối với trẻ trên 18 tháng tuổi để giảm nguy cơ dị ứng. Trẻ dưới 18 tháng tuổi, loại sữa tốt nhất với trẻ chính là sữa mẹ.

So về giá trị dinh dưỡng thì sữa hoàn nguyên không thể thay thế được sữa tươi và nó cũng chỉ như sữa công thức "mô phỏng" sữa mẹ mà thôi.

Sữa hoàn nguyên chỉ là giải pháp thay thế, với điều kiện chất lượng được kiểm soát chặt. Trường hợp đặc biệt, ví dụ như trong giai đoạn bệnh lý, mắc các bệnh liên quan đến tiêu hóa như không dung nạp lactose, dị ứng sữa bò… cần tới gặp các bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể.

Chúng ta nên sử dụng với liều lượng như thế nào để tốt cho sức khỏe?

Sữa, cũng như bất cứ loại thực phẩm nào khác, chỉ tốt khi sử dụng hợp lý. Theo khuyến nghị về sử dụng sữa và sản phẩm từ sữa dành cho người Việt Nam:

  • Trẻ em 3-5 tuổi: 1 miếng phô mai, 1 hộp sữa chua, 200 ml sữa.
  • Trẻ em 6-7 tuổi: tăng thêm 50 ml sữa so với 3-5 tuổi.
  • Trẻ em 8-9 tuổi: tăng thêm 1 miếng pho mai so với 3-5 tuổi.
  • Trẻ em 10-19 tuổi: tăng thêm 1 miếng phô mai, 1 hộp sữa chua so với trẻ 3-5 tuổi.
  • Người trưởng thành 20-49 tuổi: nên sử dụng 3 đơn vị sữa/ngày, tương đương 1 miếng phô mai, 1 hộp sữa chua và 1 ly sữa 100 ml.
  • Người trưởng thành 50-69 tuổi: 3.5 đơn vị sữa (tăng 50 ml sữa so với người 20-49 tuổi)
  • Người trưởng thành >70 tuổi: 4 đơn vị sữa (ăn thêm 1 miếng phô mai so với ngươi 20-49 tuổi).

Sữa cũng là một loại thực phẩm rất giàu calo, nên khi uống quá nhiều (cho dù là sữa tươi hay sữa hoàn nguyên) cũng sẽ gây thừa năng lượng, làm tăng nguy cơ thừa cân, béo phì.

  • Những lầm tưởng về sữa cha mẹ nên hiểu rõ

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 228
  •   Máy chủ tìm kiếm 5
  •   Khách viếng thăm 223
 
  •   Hôm nay 67,971
  •   Tháng hiện tại 1,059,554
  •   Tổng lượt truy cập 127,451,758