Những mũi tiêm không thể thiếu trong cuộc đời người phụ nữ và khuyến cáo của bác sĩ

Thứ hai - 18/03/2019 14:40
Những mũi tiêm không thể thiếu trong cuộc đời người phụ nữ và khuyến cáo của bác sĩ Những mũi tiêm không thể thiếu trong cuộc đời người phụ nữ và khuyến cáo của bác sĩ

Không chỉ có trẻ em mới cần tiêm phòng để phát triển khỏe mạnh mà người lớn cũng vậy, đặc biệt là với chị em phụ nữ.

Không chỉ có trẻ em mới cần tiêm phòng để phát triển khỏe mạnh mà người lớn cũng vậy, đặc biệt là với chị em phụ nữ.

Tiêm phòng là điều không thể thiếu đối với mọi đứa trẻ bởi nó như là một "hàng rào" bảo vệ trẻ trước những căn bệnh đang rình rập trong suốt cuộc đời. Dù là bé trai hay bé gái thì những mũi tiêm phòng sởi, thủy đậu, rubella, uốn ván, lao, viêm gan B, quai bị, cúm... đều là những mũi tiêm cần thiết trong cuộc đời.

Nhưng đối với người phụ nữ nói riêng, việc tiêm ngừa bệnh còn có liên quan nhiều đến việc thai nghén và sinh con. Bởi vậy, ngoài việc tiêm đủ những mũi tiêm quan trọng, chị em còn cần hết sức lưu ý đến thời điểm tiêm.

Những mũi tiêm không thể thiếu trong cuộc đời người phụ nữ và khuyến cáo của bác sĩ 1
Đối với người phụ nữ, việc tiêm ngừa bệnh còn có liên quan nhiều đến việc thai nghén và sinh con.

Mũi tiêm quan trọng trước khi quan hệ tình dục - Tiêm phòng HPV

Trong khi hầu hết các mũi tiêm vaccine phòng bệnh khác có thể tiêm vào bất kì thời điểm nào trong cuộc đời thì có một loại vaccine chị em nên tiêm trước khi có quan hệ tình dục mới có hiệu quả tốt nhất. Đó là tiêm phòng HPV.

HPV là tên viết tắt của Human Papilloma Virus – một loại virus gây u nhú ở người. Đây là loại virus có khả năng gây ung thư cổ tử cung và một số bệnh như mào gà… Tiêm phòng HPV là mũi tiêm cực kỳ quan trọng đối với bất kỳ chị em nào. Nữ giới trong độ tuổi 9 – 26 tuổi nên chích ngừa HPV trước lần quan hệ tình dục đầu tiên để phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Vì đây là thời điểm vắc xin hiệu quả nhất. Tuy nhiên, phụ nữ đã có gia đình, đã quan hệ tình dục hoặc quá độ tuổi vẫn có thể chích ngừa HPV.

HPV có thể lây lan từ người này sang người khác khi tiếp xúc da với da, lây truyền qua quan hệ tình dục, bao gồm âm đạo, hậu môn và quan hệ tình dục bằng miệng. HPV có khoảng 120 type khác nhau, trong đó có 30 – 40 type HPV dễ lây truyền qua đường tình dục. Nhiễm HPV type 16, 18 là một trong những nguyên nhân thường gặp gây ung thư và các tổn thương tiền ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo. Tuy nhiên, tiêm phòng HPV không có tác dụng bảo vệ tất cả các chủng HPV gây ra ung thư cổ tử cung. [Câu chuyện vaccine HPV và ung thư cổ tử cung]

"Tiêm phòng vắc-xin HPV hiện nay vẫn là giải pháp hữu hiệu nhất để phòng chống ung thư cổ tử cung. Và tính đến thời điểm này, chưa có biện pháp nào ngăn chặn ung thư cổ tử cung tuyệt đối mà chỉ có thể hạn chế được khả năng mắc bệnh ít hay nhiều", BS chuyên sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung đưa ra lời khuyên.

Những mũi tiêm không thể thiếu trong cuộc đời người phụ nữ và khuyến cáo của bác sĩ 2
Tiêm phòng HPV không có tác dụng bảo vệ tất cả các chủng HPV gây ra ung thư cổ tử cung.

Các loại vaccine phụ nữ nên tiêm ngừa trước khi mang thai

Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của cơ thể người phụ nữ sẽ kém hơn bình thường, bởi vậy, nguy cơ nhiễm bệnh cũng cao hơn, kéo theo nguy cơ lây bệnh cho con. Việc tiêm phòng trước khi mang thai là không bắt buộc. Tuy nhiên, nếu không được tiêm phòng, thai phụ khi mắc các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm kể trên thì bé sinh ra có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh hoặc lây bệnh từ mẹ, thậm chí mẹ bị sẩy thai, sinh non. Tiêm phòng là cách bảo vệ tốt nhất cho cả mẹ và thai nhi. 

Trước khi mang thai, người phụ nữ nên cố gắng tiêm đầy đủ những mũi tiêm để phòng bệnh như sau:

  • Cúm: Cúm là bệnh phổ biến, bất kì ai cũng có thể bị cúm tại mọi thời điểm trong năm và bệnh sẽ nhanh chóng hết. Song khi mang thai, những cơn cảm cúm kéo dài có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, nếu mẹ bị cúm trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kì thì nguy cơ càng cao hơn. Bởi vậy, tiêm phòng cúm trước khi mang thai là vô cùng quan trọng với những ai đang có ý định làm mẹ.

Theo Thạc sĩ – bác sĩ Vũ Quốc Tuấn (Giám đốc Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe Hà Nội) thì cúm do nhiễm virus rubella thường có triệu chứng sốt, mệt mỏi, đau đầu, viêm kết mạc mắt, hạch sưng (hạch góc hàm, hạch sau tai,..) triệu chứng viêm đường hô hấp biểu hiện nhẹ có thể không có. Với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ khi tiêm phòng phải sử dụng các biện pháp tránh thai hữu hiệu trong 3 tháng liên tục, gồm 1 tháng trước khi tiêm chủng và 2 tháng sau khi tiêm chủng.

Những mũi tiêm không thể thiếu trong cuộc đời người phụ nữ và khuyến cáo của bác sĩ 3
Tiêm phòng cúm trước khi mang thai là vô cùng quan trọng với những ai đang có ý định làm mẹ.

  • Sởi, quai bị, Rubella: Đây là các bệnh dễ lây qua đường hô hấp, trong quá trình mang thai. Nếu mẹ mắc 1 trong 3 bệnh này sẽ ảnh hưởng lớn đến thai nhi, có nguy cơ khiến thai bị dị tật, suy dinh dưỡng thai, chết lưu hoặc sinh non... Vì vậy khi có kế hoạch sinh con, các mẹ nên đến các cơ sở tiêm chủng để tiêm vắc xin phòng sởi – quai bị - rubella, tốt nhất nên tiêm trước 3-6 tháng trước khi mang bầu.

Ngoài ra, virus quai bị có thể làm viêm nhiễm buồng trứng, đồng thời phá hủy tế bào trứng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ.

Hiện nay, phụ nữ có thể phòng ngừa sởi, quai bị và rubella chỉ với một mũi vaccine 3 trong 1 (sởi - quai bị - rubella) nên việc tiêm phòng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

  • Thủy đậu: Nếu chị em nào chưa từng tiêm vaccine thủy đậu trước đây hoặc chưa từng mắc thủy đậu hay không có kháng thể chống thủy đậu thì nên tiêm vắc xin phòng thủy đậu.Đây cũng là căn bệnh nguy hiểm có khả năng khiến trẻ sinh ra bị thủy đậu bẩm sinh, bị dị tật đầu nhỏ, gồng cứng tay chân, bại não...

Cho dù đã tiêm phòng thủy đậu khi còn nhỏ nhưng chị em vẫn nên tiêm thêm một mũi vaccine tăng cường trước khi mang thai để tăng hiệu quả phòng bệnh tốt hơn.

  • Viêm gan siêu vi B: Virus này có thể lây truyền thông qua máu và dịch cơ thể (như khi quan hệ tình dục) nên việc tiêm phòng là trước khi kết hôn là cần thiết. Vaccine này gồm 3 mũi, tiêm trong vòng 4 tháng. Do đó để tránh trường hợp nhiễm bệnh, phụ nữ cần đi xét nghiệm viêm gan B, dựa vào đó bác sĩ sẽ tư vấn về việc tiêm phòng.

Đây là những mũi tiêm phòng chị em có thể tiêm tại bất kì thời điểm nào nhưng nếu có ý định mang thai thì nên đảm bảo tiêm đầy đủ trước khi mang thai nhé.

Những mũi tiêm không thể thiếu trong cuộc đời người phụ nữ và khuyến cáo của bác sĩ 4
Nếu có ý định mang thai thì nên đảm bảo tiêm đầy đủ trước khi mang thai nhé.

Khi mang thai, người mẹ cần tiêm phòng những bệnh này

Tiêm phòng vaccine khi mang thai cũng là một trong những biện pháp phòng bệnh hữu hiệu, giảm thiểu rủi ro cho mẹ và bé trong 9 tháng thai kì.

Trong giai đoạn này, người mẹ cần tiêm những vaccine phòng bệnh sau:

  • Uốn ván: Người mẹ bị uốn ván có thể lây sang cho con trong khi sinh nở và gây nguy hiểm cho trẻ sơ sinh, thậm chí là tử vong. Vậy nên, tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là việc làm quan trọng để phòng uốn ván cho mẹ và uốn ván rốn sơ sinh cho con.

Nếu mang thai lần đầu và chưa được tiêm phòng uốn ván trong vòng 5 năm gần nhất, người mẹ cần tiêm 2 mũi vaccine phòng bệnh này. Mũi đầu tiên nên thực hiện trong 3 tháng giữa của thai kỳ, mũi thứ 2 tiêm sau mũi 1 tối thiểu một tháng và trước ngày dự sinh tối thiểu một tháng.

Việc tiêm phòng còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi người, vì vậy, để tốt cho sức khỏe bản thân, đặc biệt là sức khỏe sinh sản và sức khỏe thai nhi trong bụng sau này (khi mang thai), người phụ nữ nên theo dõi lịch khám sức khỏe, đi tiêm phòng đầy đủ và tuân thủ khuyến cáo của bác sĩ trước cũng như sau khi tiêm.

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 232
  •   Máy chủ tìm kiếm 1
  •   Khách viếng thăm 231
 
  •   Hôm nay 54,177
  •   Tháng hiện tại 1,045,760
  •   Tổng lượt truy cập 127,437,964