Sự thực kỳ thú về cây mộc tặc hình dáng lạ của Việt Nam

Thứ sáu - 15/03/2019 08:27
Sự thực kỳ thú về cây mộc tặc hình dáng lạ của Việt Nam Sự thực kỳ thú về cây mộc tặc hình dáng lạ của Việt Nam

Cây mộc tặc còn được biết đến với tên gọi khác là cỏ tháp bút. Loài cây này thường mọc hoang ở các tỉnh miền núi và trung du Việt Nam, tuy nhiên, cây cũng được trồng ở một số nơi để làm dược liệu.

Cây mộc tặc có tên khoa học là Equisetum debile Roxb. Đây là cây thảo sống lâu năm, thân cây mọc đứng hình trụ rỗng, lá nhỏ dính vào nhau thành bẹ hình ống. 

Sự thực kỳ thú về cây mộc tặc hình dáng lạ của Việt Nam 1
Cây mộc tặc.

Chúng thường mọc trong những khu rừng ẩm, dọc theo sông suối và những cồn cát hoặc vùng đất sét ẩm ướt thường có hàm lượng khoáng chất và Silic cao. 

Cây mộc tặc có nguồn gốc ở châu Á ôn đới, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và châu Âu. Trên thế giới, cây mộc tặc phân bố ở Áo, Bỉ, Bosnia, Canada, Bulgari, Pháp, Đức, Nauy, Ba Lan, Rumani, Nga, Hà Lan, Tây Ban Nha, Thụy Điển... 

Ở Việt Nam, cây mộc tặc, còn gọi là cỏ tháp bút, thường gặp ở các tỉnh miền núi và trung du, mọc thành đám nhỏ ở đất, dọc theo bờ suối, bờ ruộng nước sát chân núi. Cây mộc tặc có thể thu hoạch vào mùa hạ hoặc thu. 

Cây mộc tặc có tác dụng chữa một số bệnh liên quan đến mắt như chữa viêm kết mạc cấp, mắt sưng đỏ, mờ.

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 190
 
  •   Hôm nay 35,724
  •   Tháng hiện tại 790,867
  •   Tổng lượt truy cập 128,409,106