Chức năng giải trí đang lấn át chức năng giáo dục trong văn nghệ

Thứ tư - 12/11/2014 09:31
Chức năng giải trí đang lấn át chức năng giáo dục trong văn nghệ Chức năng giải trí đang lấn át chức năng giáo dục trong văn nghệ

Theo NSND - đạo diễn Đặng Nhật Minh, có những bạn trẻ tâm sự với ông rằng họ đang bị bơ vơ về văn hóa; không ai bảo ban, hướng dẫn; không phân biệt được nghệ thuật với phi nghệ thuật...

 Chức năng giải trí đang lấn át chức năng giáo dục trong văn nghệ 1
Hai cuốn sách mà GS-TS Huỳnh Như Phương cho rằng rất có giá trị truyền đạt đạo đức
cho thế hệ trẻ

Nhiều văn nghệ sĩ, các nhà quản lý văn học nghệ thuật (VHNT) đã đưa ra những ý kiến tâm huyết cùng tham luận tại hội thảo khoa học toàn quốc Vấn đề đạo đức xã hội trong VHNT hiện nay do Hội đồng lý luận, phê bình VHNT T.Ư tổ chức tại TP.HCM trong 2 ngày (11 - 12.11).

Chứng bệnh chung

“Bắt mạch” chứng bệnh suy thoái đạo đức xã hội trong VHNT, PGS-TS Nguyễn Hồng Vinh - Chủ tịch Hội đồng lý luận, phê bình VHNT T.Ư chỉ rõ thực trạng đang tồn tại trong đời sống VHNT hiện nay là chức năng giải trí đang có xu hướng lấn át chức năng giáo dục, nhất là trong các loại hình nghệ thuật như sân khấu, điện ảnh, âm nhạc. Có không ít văn nghệ sĩ chưa thật sự “dấn thân”, có biểu hiện né tránh hoặc đề cập mờ nhạt, chưa phân tích rõ nguyên nhân cũng như giải pháp cho các vấn đề đạo đức xã hội bức xúc trong đời sống.

 

Dự hội thảo và trình bày tham luận có: Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu; PGS-TS Nguyễn Hồng Vinh, Chủ tịch Hội đồng lý luận, phê bình VHNT T.Ư; GS-TS Đinh Xuân Dũng, Phó chủ tịch Hội đồng lý luận, phê bình VHNT T.Ư; ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM; nhiều nhà nghiên cứu, văn nghệ sĩ, lãnh đạo các hiệp hội VHNT trên cả nước.

NSND - đạo diễn Đặng Nhật Minh châm biếm tuyên bố nếu chia lịch sử điện ảnh VN chỉ có thể chia thành 2 thời kỳ: làm phim không vì tiền và làm phim vì tiền. Ông tiết lộ từng có nhà sản xuất phim còn khoe càng làm phim nhảm nhí, càng ăn khách. “Luật Điện ảnh ra đời năm 2006 và có sửa đổi vài lần, khiến thị trường phim VN hoạt động rất sôi động. Mỗi năm VN nhập khoảng 140 - 150 phim nước ngoài, trong đó 70% là phim Hollywood. Điện ảnh VN hiện nay đã bị thương mại hóa tuyệt đối”. Theo ông, phim VN hiện rất lai căng, ngay cả những phim từng đoạt giải Bông sen vàng, Cánh diều vàng thời gian qua cũng khó có thể tìm thấy nét đậm đà bản sắc dân tộc vì bắt chước sẽ không có bản sắc riêng.

Trị bệnh từ đâu ?

Nhiều ý kiến đã được đưa ra nhằm cung cấp giải pháp nâng cao đạo đức xã hội trong sáng tác VHNT. Theo đạo diễn Đặng Nhật Minh, “cần chú trọng tới thể chế giáo dục làm gốc, bởi một nền giáo dục như thế nào sẽ đóng góp như thế ấy cho nền điện ảnh và VHNT. Đồng thời cần đưa lý luận phê bình đến với giới trẻ. Mặt khác đường lối chủ trương của Đảng phải được thể chế hóa, phải được đưa vào luật điện ảnh”.

Đồng quan điểm trên, GS-TS Huỳnh Như Phương cho biết ông đặc biệt chú trọng tìm kiếm các cuốn sách có giá trị đánh thức lương tâm, đạo đức đối với thế hệ trẻ để giới thiệu cho học trò của mình. Theo ông, một xã hội khủng hoảng về lý tưởng sẽ dẫn đến khủng hoảng về giáo dục, mà nền giáo dục khủng hoảng thường biểu hiện rõ nhất ở việc khủng hoảng dạy và học môn văn. Ông Phương cũng tỏ ra rất tâm đắc với 2 cuốn sách mà theo ông rất có giá trị truyền đạt đạo đức cho thế hệ trẻ là: Nhật ký sen trắng (tác giả Cao Huy Thuần) và Chú chiếu bóng, nhà ảo thuật, tay đánh bài và tụi con nít xóm nhỏ Sài Gòn năm ấy (Lê Văn Nghĩa).

Trái lại, nhà văn Hoàng Quốc Hải cho rằng: “Sự chấn hưng đạo đức xã hội phải bắt nguồn từ những người cầm quyền, hãy gương mẫu để tạo hiệu ứng xã hội tốt cho dân. Những sách nào đáng phổ cập thì nhà nước nên làm, không nên chỉ phó thác cho người sáng tác”.

Gần với quan điểm trên, ông Hà Đăng, cựu Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa T.Ư nhấn mạnh vai trò của hệ thống chính trị khi nói về trách nhiệm chấn hưng đạo đức xã hội trong VHNT. Đó là trách nhiệm của lãnh đạo và quản lý trong định hướng các hoạt động sáng tác tác phẩm VHNT.

Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL Vương Duy Biên góp nhiều biện pháp như: Cần xây dựng môi trường nghệ thuật tốt; cần chú trọng đào tạo nhân tài; cần trọng dụng, sử dụng hiền tài theo gương ông cha thời xưa. Đầu tư cho giáo dục - đào tạo không nên nhỏ giọt. Có thể lựa chọn đầu tư thí điểm một số lĩnh vực, vào một số văn nghệ sĩ giỏi.

Lĩnh vực của tài năng

VHNT là lĩnh vực của tài năng, để nuôi dưỡng tài năng phát triển, phải đi vào đời sống. Đi vào đời sống để hiểu đời và hiểu người. Đi vào đời sống để cho khát vọng sáng tạo của người nghệ sĩ hòa nhịp với những nguyện vọng sâu xa cháy bỏng của nhân dân. Đi vào đời sống để nâng mình lên cho ngang tầm với những gì mà Tổ quốc, sự nghiệp và con người đang đòi hỏi.

Nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu

Đánh mất giá trị đích thực

Nhiều tác phẩm thiếu tính chân thực, không có sức thuyết phục, chạy theo những sự kiện giật gân, câu khách mà đánh mất giá trị đích thực của VHNT là sự rung cảm thẩm mỹ sâu sắc và qua đó tác động vào đạo đức lối sống của con người.

GS-TS Đinh Xuân Dũng

Ngọc Bi

>> Bạc Liêu: Ra mắt bộ sách Hồ Chí Minh với văn nghệ sĩ
>> Văn nghệ sĩ Đà Nẵng hướng về biển đảo
>> Văn nghệ sĩ TP.HCM hướng về biển đảo
>> Tác phẩm giải trí có doanh thu cao nhất

Nguồn tin: Thanh Niên


 
 Từ khóa: tổng bí thư, lai căng
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 100
  •   Máy chủ tìm kiếm 2
  •   Khách viếng thăm 98
 
  •   Hôm nay 14,042
  •   Tháng hiện tại 592,212
  •   Tổng lượt truy cập 128,210,451