Báo NYtime viết về nghệ thuật Việt Nam

Thứ hai - 14/08/2017 08:30
xxvietnam art 5 master768 xxvietnam art 5 master768

Đây là sự đáng vui hay buồn của nghệ thuật Việt Nam, các tác phẩm có giá triệu đô, nhưng là hàng sao chép, kỹ thuật nhái điêu luyện đến mức qua mặt được các nhà đấu giá nghệ thuật nổi tiếng như Christie's hay Sotheby.

Giữa năm 2016 diễn ra một triển lãm tại bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, giới thiệu bộ sưu tập các tác phẩm tranh đặc biệt nổi tiếng của loạt họa sĩ tên tuổi hàng đầu Việt Nam. Thế nhưng, họa sĩ Nguyễn Thành Chương lại cảm thấy quá bất ngờ trước điều ông phải chứng kiến trong sự kiện này. Một tác phẩm ông nhận ra do chính mình sáng tác, lại nghiễm nhiên được đề tên của họa sĩ khác.

Tác phẩm nói trên là một bức chân dung trường phái lập thể, vốn Nguyễn Thành Chương cho biết ông hoàn thành khoảng đầu những 1970. Tuy nhiên, khi trưng bày tại triển lãm, bức họa lại được ghi thời điểm sáng tác là năm 1952, bởi nhà thơ - nghệ sĩ nổi tiếng Tạ Tỵ. Họa sĩ Chương bày tỏ: “Tôi không thể tin vào mắt mình. Sự việc làm tôi dựng tóc gáy.”

Vụ “tai nạn” diễn ra với Nguyễn Thành Chương khiến giới mỹ thuật trong nước xôn xao, đồng thời phản ánh một sự thật đáng buồn: thị trường tranh nội địa, dẫu tồn tại vô số tác phẩm giai đoạn tiền chiến đang có giá triệu đô, vẫn đầy rẫy chiêu trò đạo nhái - lừa đảo.

“Đây chính là một trong những thử thách lớn nhất với thị trường tranh Việt lúc này”. Suzanne Lecht, giám đốc phòng trưng bày Nghệ thuật Việt Nam tại Hà Nội, cho biết. “Làm sao mọi người biết đâu là tranh thật và đâu là đồ giả?”.

Cả cơ quan quản lý nghệ thuật uy tín trong nước, bao gồm những bảo tàng quốc gia, đôi khi vẫn trưng bày tác phẩm họ biết là không rõ ràng về nguồn gốc ra đời. Tương tự, đơn vị đấu giá nghệ thuật nổi tiếng như Christie's hay Sotheby's, cũng như phía cố vấn làm việc cho họ, từng bán để rồi buộc phải tiêu hủy một số tác phẩm từ Việt Nam, khi phát hiện chúng là tranh giả.

nạn tranh nhái VN

Họa sĩ Nguyễn Thành Chương đứng trước tác phẩm tranh được đề tên Tạ Tỵ, tuy nhiên họa sĩ lại khẳng định đây là bức họa do ông sáng tác

Nền nghệ thuật Việt Nam bấy lâu vẫn chật vật với nỗ lực mở rộng sức hút trên toàn cầu. Tuy nhiên, tranh Việt đã bắt đầu tạo dấu ấn ở các buổi đấu giá quốc tế. Tháng 4 vừa qua, một tác phẩm nổi bật của họa sĩ kỳ cựu Lê Phổ, được mua với mức 1,2 triệu USD (hơn 27 tỉ VND) thông qua nhà đấu giá Sotheby's ở Hồng Kông. Bức họa phá kỷ lục 844.000 USD từng lập trước đó 3 năm của một tác phẩm khác, cũng do chính Lê Phổ thực hiện.

Được nhận ra nhiều hơn trên thị trường quốc tế, nhưng các họa sĩ và thương nhân buôn bán tranh Việt vẫn phải đương đầu với vấn nạn đạo nhái ngày một nở rộ. Người mua thuộc tầng lớp trung đến thượng lưu, tương tự như các khách hàng nước ngoài, thường là “đích nhắm” ưu tiên của kẻ bán tranh giả.

Trường hợp của bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh, nơi xuất hiện tác phẩm gây tranh cãi đề tên nhà thơ Tạ Tỵ, nảy sinh khi phía quản lý tại đây chấp nhận trưng bày tranh của nhà sưu tập tư nhân. Bức tranh giả, do đó, mang ấn tượng xuất xứ từ một bảo tàng uy tín hàng đầu trong nước.

Không chỉ riêng bức họa này nói trên, 17 tác phẩm khác thuộc sở hữu của nhà buôn nghệ thuật tên Vũ Xuân Chung, cũng vướng nghi án đạo nhái.

Khi được hỏi về nguồn gốc tranh bị nghi ngờ là giả, đại diện bảo tàng nhanh chóng xác nhận toàn bộ chúng không hề được sáng tác bởi những cá nhân họa sĩ triển lãm đã quảng bá từ đầu. Tuy nhiên, cuộc điều tra cụ thể như lời hứa từ phía quản lý tại đây không hề diễn ra. Toàn bộ 17 bức tranh sau đấy được bảo tàng lặng lẽ trao trả cho ông Chung, người cuối cùng bán lại một trong số chúng với mức giá 66.000 USD (gần 1.5 tỉ VND).

 Nan tranh gia, nhai cua Viet Nam len bao My

Vũ Xuân Chung xuất hiện trong buổi trưng bày gây tranh cãi tại bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh. Ông khẳng định đã mua lại các bức tranh bị nghi ngờ là tranh giả từ một cố vấn nghệ thuật từng làm việc tại nhà đấu giá Christie's

Dù vậy, tranh cãi chỉ thật sự nổ ra khi ông Chung cho biết nhóm tác phẩm này đã được kiểm tra bởi Francois Hubert, một chuyên gia thẩm định tranh người Pháp.

Minh chứng gây “ngán ngẩm” khác cho thấy sự hoành hành của nạn tranh giả chính là bức họa bằng sơn dầu Mơ về một ngày mai của cố danh họa Tô Ngọc Vân. Tháng 5 năm nay, nhà đấu giá Christie's bán tác phẩm cho một người mua giấu tên với mức giá 45.000 USD (hơn 1 tỉ VND). Tuy nhiên, ít lâu sau, bức tranh lại bị tố đạo nhái một tác phẩm có tên The Young Beggar vẽ bởi họa sĩ người Tây Ban Nha Bartolome Esteban Murillo vào năm 1650. Gia đình cố họa sĩ Tô Ngọc Vân phải bức xúc lên tiếng, khẳng định “100% đây không phải tác phẩm của ông”.

Nan tranh gia cua Viet Nam

Bức The Young Beggar (trái) của Bartolome Murillo đang được trưng bày tại bảo tàng Louvre và Mơ về một ngày mai (phải) của Tô Ngọc Vân. Chuyên gia mỹ thuật trong nước nghi ngờ tác phẩm đấu giá của họa sĩ Vân là bản “nhái” kém chất lượng từ bức tranh vẽ bởi họa sĩ Tây Ban Nha

Bảo tàng Mỹ thuật Hà Nội cũng thường xuyên đối diện tình trạng “tam sao thất bản” của các tranh trưng bày. Từ giai đoạn những năm 1960, dưới sức ép chiến tranh, nhiều người nghĩ đến việc sao chép tranh thành nhiều ấn bản nhằm giữ chúng an toàn. Chì có điều là đến thời bình, nỗ lực phân loại và tìm lại bản gốc tranh trở thành thách thức lớn. Vài bức họa của Tô Ngọc Vân và Lê Văn Đệ từng được nhìn thấy tại sự kiện đấu giá quốc tế. Trong khi các tác phẩm trông giống hệt chúng vẫn đang treo tại bảo tàng Mỹ thuật Hà Nội.

Tranh chấp nguồn gốc tranh thật - giả giữa phía Việt Nam và nhà đấu giá nước ngoài, tuy nhiên, hiện còn đang là “bài toán” chưa lời giải. Đại diện phát ngôn từ phía Sotheby's lẫn Christie's đều tin tưởng vào “thủ tục tìm chọn và đấu giá tác phẩm” của riêng họ. Mặt khác, ở nước ta, sự thiếu hụt nguồn tài liệu cùng kỹ năng chuyên môn về thẩm định, đang khiến tranh Việt rất khó có thể được phân loại - định rõ giá trị.

Để chứng minh một bức tranh là chính hãng, các chuyên gia có thể phân tích sự xuất hiện của nó, thiết lập lịch sử quyền sở hữu và sử dụng các bài kiểm tra khoa học để kiểm tra xem nó đã già đi như thế nào và liệu các chất liệu của nó có xuất xứ từ đúng thời điểm hay không. Tại Việt Nam, nhiều bức tranh thiếu tài liệu phù hợp. Và không có phòng thí nghiệm phân tích các tác phẩm nghệ thuật hoặc có một cơ sở dữ liệu về các vật liệu tối nghĩa và các sắc tố tự chế mà các nghệ sĩ thường sử dụng trong thời chiến.

Điều đó để lại sự phụ thuộc nặng nề vào ý kiến ​​của chuyên gia về một bức tranh trông như thế nào. Ông nói, "Tất cả những gì tôi biết là tôi tin tưởng ông Hubert", ông Chung nói. "Tôi đã mua bức tranh từ Hubert, và Hubert đã chứng nhận điều đó."

Đối với 17 bức tranh trong cuộc triển lãm "Trở lại Châu Âu", ông Hubert đã cung cấp các thư chứng thực công chứng, xác định ông là tư vấn của Christie. Trong hầu hết các trường hợp, ông cung cấp ít hoặc không có thông tin về xuất xứ của bức tranh, bao gồm cả nơi họ ở Châu Âu trước khi họ trở về Việt Nam.

Một tác phẩm, một bức tranh sơn mài được gọi là "Vũ điệu Rồng", đã được chào bán bởi Christie's ở Hồng Kông vào năm 2012, nhưng nó không được bán và vẫn có nhãn của Christie. Một nhà thơ khác, "Nhà thơ Nguyễn Du trên Thuyền đánh cá của ông", đã bán đấu giá không thành công tại một cuộc bán đấu giá của Sotheby ở Hồng Kông năm 2008. Cả hai bức tranh kết thúc bằng quyền sở hữu của ông Hubert, đã được bán cho ông Chung và năm ngoái được hiển thị trong số 17 bức tranh " Trở về từ Châu Âu. "

Người phát ngôn của Sotheby cho biết, ông Hubert là một nhà tư vấn cho ngôi nhà vào thời điểm cuộc bán đấu giá năm 2008 nhưng không còn làm việc cho công ty nữa. Sotheby's đã không trả lời những câu hỏi về tính xác thực của "Nhà thơ Nguyễn Du".

Cùng năm đó, Sotheby bị buộc tội cố bán bốn bức tranh giả Việt Nam khác, tất cả đều được Bùi Xuân Phái, một sinh viên tốt nghiệp trường Đông Dương, cho biết. Sotheby bị từ chối vào thời điểm đó bất kỳ bức tranh nào là bản sao.

Để đáp lại sự náo động của bức tranh Ta Tì trong chương trình "Quay trở lại Châu Âu", ông Hubert đã phân phát một bức ảnh mà ông cho là chụp năm 1972 cho thấy bức tranh treo trong một phòng gần bốn nhân vật nghệ thuật Việt Nam nổi tiếng. Ông nói bức tranh này đến từ con trai của một trong số họ, một nhà làm phim.

sao chép tranh VN

Ảnh: Một bức ảnh được phân phối bởi Jean-François Hubert, chuyên gia tư vấn cho Christie's, ông cho biết bức tranh của ông Tạ Tố treo trên cánh cửa gần bốn bức tranh nghệ thuật nổi tiếng. Ông nói bức tranh này được mua lại từ con trai của một trong số họ, ủng hộ sự chứng thực của ông về bức tranh. 
Phía dưới: Một bức ảnh được cung cấp bởi gia đình của một trong những chủ đề, mà họ nói là bản gốc, mà không có tranh vẽ. Tín dụng đầu trang, được sự cho phép của Thủ Thuật Xưa; Đáy, lịch sự của Bùi Thanh Phương
Nhưng nó nhanh chóng trở nên rõ ràng rằng bức ảnh đã được thay đổi vụng về . Hai người đã đăng bản gốc, không hiển thị bức tranh, trên Facebook. Ông Hubert đã không trả lời những câu hỏi về bức ảnh. Không ai biết ai đã làm thay đổi nó.

Mặc dù kết luận rằng 17 tác phẩm không chính xác, viện bảo tàng đã không có sự hỗ trợ. Nó không có phương tiện để chứng minh các bức tranh giả mạo hay giả mạo, một quan chức cho biết, vì vậy nó không có thẩm quyền pháp lý để giữ chúng.

Ngay cả khi ông vẫn tiếp tục khẳng định rằng tất cả 17 bức tranh đều là thật, ông Chung đã trả lại Ta Ta cho ông Hubert cho một ông có thể bán được. Ông lạc quan rằng ông sẽ tìm thấy người mua cho tất cả chúng.

Theo NYTime

Nguồn tin: NYtime


 
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Xếp hạng: 5 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 263
 
  •   Hôm nay 28,149
  •   Tháng hiện tại 1,089,757
  •   Tổng lượt truy cập 127,481,961