Bạn thật sự có khả năng ngửi thấy "mùi bệnh" của người khác

Thứ sáu - 15/06/2018 10:56
Bạn thật sự có khả năng ngửi thấy "mùi bệnh" của người khác Bạn thật sự có khả năng ngửi thấy "mùi bệnh" của người khác

Sau quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện có hàng chục căn bệnh khiến cho cơ thể hoặc dịch tiết ra từ cơ thể có mùi đặc biệt.

Sau quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện có hàng chục căn bệnh khiến cho cơ thể hoặc dịch tiết ra từ cơ thể có mùi đặc biệt. Bệnh tiểu đường có thể làm cho nước tiểu của bạn như có mùi táo thối và thương hàn khiến cơ thể có mùi bánh mì nướng. Tệ hơn, sốt vàng da khiến cho da của bạn có mùi giống ở mấy hàng bán thịt sống. Điều này thật kì lạ, tuy mùi hương không phải lúc nào rõ ràng nhưng một số nhà khoa học nghĩ rằng con người thực sự có thể “đánh hơi” được nếu đứng gần ai đó đang bị bệnh.

Thậm chí, chúng ta còn có thể ngửi ra là ai đang mắc bệnh ung thư hoặc bị các tổn thương về não nhằm đưa ra chẩn đoán sớm. Liên quan đến vấn đề này, Joy Milne - một phụ nữ người Scotland vốn khá nổi tiếng khi có thể xác định chính xác người nào đang mắc bệnh Parkinson chỉ bằng cách ngửi áo của họ. Thoạt đầu, chúng ta ai cũng sẽ phải ngạc nhiên trước thông tin này nhưng theo các chuyên gia, bất kỳ ai có một hệ thống khứu giác bình thường cũng có thể ngửi được “mùi bệnh” như vậy.

Con người vốn dĩ rất tốt trong việc phát hiện bệnh, theo Valerie Curtis, một nhà nghiên cứu sức khỏe cộng đồng tại Đại học London School of Hygiene & Tropical Medicine (Anh), tác giả của quyển sách "Don’t Look, Don’t Touch, Don’t Eat”. “Các dấu hiệu của bệnh là một số trong những thứ mà mọi người thấy ghê tởm nhất”, Curtis nói nhằm ám chỉ chất nhầy, những bãi nôn hoặc mủ. Ghê sợ là cảm giác giúp chúng ta tránh xa những thứ mà chúng ta nghĩ rằng nó sẽ gây hại cho bản thân, bởi vậy, việc dùng mũi để nhận biết bệnh tật về cơ bản chỉ là một quá trình tiến hóa trong suốt sự tồn tại và phát triển của loài người.

Nhưng tại sao mùi cơ thể của người bị bệnh lại thay đổi? Vấn đề nằm ở chỗ cơ thể chúng ta không ngừng tiết ra các chất dễ bay hơi vào trong không khí. Chúng có thể xuất phát từ hơi thở hay thậm chí là lỗ chân lông và thành phần có thể thay đổi tùy vào tuổi tác, chế độ ăn uống hay một căn bệnh mà bạn đang mắc phải. Vi khuẩn sống trong đường ruột và trên da của chúng ta chịu trách nhiệm không nhỏ trong việc hình thành nên mùi cơ thể, bằng cách biến những sản phẩm của quá trình trao đổi chất thành một mùi nào đó.

Bạn thật sự có khả năng ngửi thấy "mùi bệnh" của người khác 1
Bà Joy Milne (phải) là người có thể chẩn đoán chính xác ai mắc bệnh Parkinson chỉ bằng cách ngửi mùi mồ hôi​.

Về cơ bản, cơ thể chính là “nhà máy” sản xuất mùi hương và dựa vào “siêu năng lực” của người phụ nữ có thể ngửi thấy mùi bệnh Parkinson, các nhà khoa học tin rằng họ có thể khai thác thông tin này để đưa ra chẩn đoán bệnh sớm hơn.

Parkinson là một trong những căn bệnh vốn rất khó khăn trong việc chẩn đoán. Đa phần khi một người đi đến phòng khám bởi cơ thể bắt đầu xuất hiện các triệu chứng đầu tiên, lúc bấy giờ, thực chất họ đã mất đi 1/2 số lượng tế bào não sản xuất dopamine. Tuy nhiên, khoảng 6 năm trước khi chồng bà Joy Milne được chẩn đoán mắc Parkinson, bà đã nhận thấy cơ thể ông xuất hiện mùi lạ.

“Cơ thể ông Les có mùi như gỗ hay xạ hương gì dó”, bà Milne cho biết. Ở một thử nghiệm tiến hành nhiều năm sau đó, trong 1 căn phòng được bố trí hàng loạt bệnh nhân Parkinson, bà nhận ra mùi hương đó dường như không chỉ có trên người ông Les. Tất cả các bệnh nhân Parkinson đều có mùi như vậy.

Biết mình có khả năng kỳ lạ này, bà sau đó tìm đến và kể cho một nhà nghiên cứu tên Tilo Kunath ở Edinburgh (thủ đô của Scotland), người này đã thảo luận với đồng nghiệp của ông - nhà hóa học phân tích Perdita Barran. Họ có cùng suy đoán rằng thực chất mùi mà bà Milne ngửi được rất có thể chỉ là mùi đặc trưng có ở những người lớn tuổi. Kết luận này dường như đã đặt dấu chấm hết cho hy vọng về sự ra đời của một giải pháp chẩn đoán Parkinson mới.

Cùng thời điểm, một số nhà hóa sinh quan tâm đến vấn đề đã quyết định không từ bỏ công cuộc phân tích khả năng kỳ lạ của bà Milne. Họ mời bà thực hiện một thử nghiệm với những chiếc áo sơ mi: ngửi mùi mồ hôi từ chiếc áo của 6 người đã được chẩn đoán mắc Parkinson và 6 người thuộc nhóm không bệnh. Milne xác định một cách chính xác đâu là áo của 6 bệnh nhân Parkinson, đồng thời, bà khẳng định một trong số những người trong nhóm được cho là khỏe mạnh dường như cũng đang mắc bệnh. 8 tháng sau, một người trong nhóm kiểm soát được chẩn đoán mắc Parkinson.

Barran làm việc tại Viện Công nghệ sinh học Manchester trước manh mối này quyết định sử dụng các biện pháp hóa học để xác định xem liệu có phải tồn tại một mùi đặc trưng của bệnh Parkinson. Bà và các cộng sự hy vọng họ có thể phát triển một cách thức nhằm xác định mùi Parkinson nếu nó thật sự tồn tại, một cách tiếp cận chính xác và thực tế hơn.

Bạn thật sự có khả năng ngửi thấy "mùi bệnh" của người khác 2
Chuột chũi mũi sao là một trong những loài có khứu giác nhạy cảm nhất hành tinh. Không chỉ sử dụng các xúc tu trên mũi để cảm nhận cho con mồi, nó còn có thể ngửi thấy mùi dưới nước bằng cách liên tục thổi ra và hít vào bóng khí. ​

Đầu tiên, nhóm nghiên cứu đang trong quá trình làm việc nhằm xác định các phân tử hóa học có liên quan. Trong số hàng ngàn hợp chất dễ bay hơi từng được biết đến, rất nhiều hợp chất không hề có thông tin chi tiết hoặc nếu có, chúng chỉ tồn tại trong ngành công nghiệp nước hoa. Với sự tài trợ từ Quỹ Parkinson (Anh) và Quỹ Michael J. Fox, nhóm của bà Barran của đã thu thập được hơn 800 mẫu bã nhờn, một chất nhờn tiết ra bởi da lấy trên lưng tình nguyện viên.

Trải qua các thử nghiệm sơ bộ đầu tiên, họ tìm thấy vài phân tử nổi bật ở bã nhờn của những người bị bệnh Parkinson. Nhóm các nhà khoa học sau đó tiến hành các phân tích nhằm tìm hiểu xem bằng cách nào các phân tử này hình thành nên mùi hương và đóng vai trò như một dấu hiệu báo trước bệnh, ngay khi các triệu chứng chưa xuất hiện.

“Joy Milne có một khứu giác cực kỳ tốt”, Barran nói, “nhưng cô ấy không phải là người duy nhất có thể ngửi thấy nó”. Nhiều người nghiên cứu từng chỉ ra rằng khả năng nhận diện mùi của hệ thống khứu giác con người tốt hơn so với những gì chúng ta có thể tưởng tượng. Căn cứ vào số lượng tế bào thần kinh ở hành khứu giác trong não, các nhà khoa học cho rằng con người có thể ngửi tốt hơn so với chuột và khả năng đó nằm ở khoảng giữa trong nhóm động vật có vú.

Có lẽ rào cản lớn nhất đối với khả năng khứu giác của chúng ta chính là thiếu sự chú ý đến mùi và chúng ta cũng không có một ngôn ngữ đủ phức tạp để mô tả hết tất cả các mùi có thể ngửi được. Tương tự, chúng ta có thể không hề chú ý đến sự thay đổi của mùi cơ thể chính bản thân hoặc người thân khi sức khỏe có vấn đề. Nếu chịu khó để ý một chút, các nhà khoa học cho rằng chúng ta thật sự có thể phát hiện bệnh bằng cách ngửi mùi.

Trong một nghiên cứu từng được công bố vào năm 2017 trên tạp chí của Viện Hàn Lâm Khoa Học Quốc Gia Hoa Kỳ, những người tham gia hoàn toàn có thể xác định một người đang mạnh khỏe hay mắc bệnh bằng cách ngửi mùi cơ thể và xem hình ảnh.

  • Kỳ lạ cô gái ngửi được mùi của người sắp chết

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 286
  •   Máy chủ tìm kiếm 41
  •   Khách viếng thăm 245
 
  •   Hôm nay 12,483
  •   Tháng hiện tại 1,074,091
  •   Tổng lượt truy cập 127,466,295