Việt Nam luôn coi trọng quan hệ, hợp tác bình đẳng với Trung Quốc

Chủ nhật - 18/01/2015 09:57
Việt Nam luôn coi trọng quan hệ, hợp tác bình đẳng với Trung Quốc Việt Nam luôn coi trọng quan hệ, hợp tác bình đẳng với Trung Quốc

TTXVN trân trọng giới thiệu bài viết của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc (18/1/1950-18/1/2015 ). Sau đây là nội dung bài viết:

Việt Nam luôn coi trọng quan hệ, hợp tác bình đẳng với Trung Quốc 1
Phó Thủ tướng, Bộtrưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đón Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương KhiếtTrì, tại Hà Nội, tháng 10/2014. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Việt Nam-TrungQuốc là hai nước láng giềng, núi liền núi, sông liền sông. Nhân dân hai nước cómối quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời. Sáu nhăm năm trước, vào ngày18/1/1950, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, nhà nước đầu tiên trên thế giớithiết lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộnghòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã đặt mốc lịch sử quan trọng trong mối quan hệlâu đời giữa hai nước Việt Nam-Trung Quốc.

Sáu nhăm nămqua, tình cảm hữu nghị giữa hai nước do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Mao TrạchĐông cùng nhiều thế hệ lãnh đạo hai nước dày công vun đắp đã trở thành tài sảnquý báu của hai dân tộc.

Những năm thánghai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước cùng ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau trongcông cuộc cách mạng trước đây đã để lại những ấn tượng và tình cảm sâu sắc đốivới nhân dân hai nước. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn trân trọng vàchân thành cảm ơn sự giúp đỡ chí tình của Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốccũng như của bạn bè quốc tế khắp năm châu đã dành cho Việt Nam trong công cuộcgiải phóng dân tộc và thống nhất đất nước.

Sáu nhăm nămqua, quan hệ giữa hai nước tuy có trải qua thăng trầm nhưng ngày càng phát triển.Sau bình thường hóa năm 1991, quan hệ Việt-Trung phát triển nhanh chóng. Nhậnthức về tầm quan trọng của mối quan hệ ổn định, hữu nghị giữa hai nước láng giềngXã hội chủ nghĩa, lãnh đạo cấp cao hai bên đã thường xuyên tiếp xúc, trao đổivà liên tục củng cố khuôn khổ quan hệ hai nước. Hai nước đã xác định phát triểnquan hệ theo phương châm láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâudài, hướng tới tương lai và nhất trí cùng nhau trở thành láng giềng tốt, bạn bètốt, đồng chí tốt, đối tác tốt. Đặc biệt, từ khi hai nước thiết lập quan hệ đốitác hợp tác chiến lược toàn diện năm 2008, quan hệ Việt-Trung đã không ngừng mởrộng, ngày càng đi vào chiều sâu trong tất cả các lĩnh vực.

Hiếm có đối tácnào của Việt Nam có nhiều cơ chế giao lưu, hợp tác sâu rộng giữa hai Đảng,Chính phủ, Quốc hội và giữa các tổ chức chính trị xã hội, địa phương như TrungQuốc. Vào thời điểm hai nước bình thường hóa quan hệ năm 1991, ít ai hình dungđược chỉ 23 năm sau, năm 2014, tổng kim ngạch thương mại Việt-Trung sẽ tăng tớihơn 1.500 lần (đạt hơn 55 tỷ USD so với mức 32 triệu USD năm 1991).

Từ con số không,đầu tư của Trung Quốc đến nay đã đạt tổng số vốn đăng ký xấp xỉ 8 tỷ USD, đưaTrung Quốc lên vị trí thứ 9 trong tổng số 101 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tưvào Việt Nam.

Việt Nam có hơn13 nghìn sinh viên đang học tập tại Trung Quốc và Trung Quốc cũng có hàng nghìnsinh viên đang học tập tại Việt Nam. Hợp tác quốc phòng, an ninh, văn hóa, thểthao, y tế, khoa học kỹ thuật... giữa hai nước cũng đạt được nhiều thành quảđáng khích lệ. Bên cạnh đó, các hoạt động giao lưu hữu nghị giữa nhân dân hainước, nhất là giữa các địa phương khu vực biên giới, giữa các thế hệ trẻ hai nướcđược tổ chức thường xuyên với quy mô lớn, đã góp phần tăng cường sự hiểu biếtvà củng cố nền tảng hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

Chưa đầy 20 nămsau khi bình thường hóa quan hệ, với thiện chí và xuất phát từ lợi ích lâu dài,hai nước đã giải quyết thành công 2 trong 3 vấn đề do lịch sử để lại hết sức phứctạp trong quan hệ hai nước, đó là hoàn thành toàn bộ công tác phân giới cắm mốcbiên giới trên đất liền và phân định Vịnh Bắc Bộ. Vấn đề Biển Đông đòi hỏi cảhai nước cùng nỗ lực kiên trì tháo gỡ khó khăn. Những diễn biến gần đây trên BiểnĐông càng cho thấy sự cần thiết phải tôn trọng lợi ích chính đáng, giải quyết vấnđề bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ướcLiên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982.

Trong bối cảnhtình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, cả hai Đảng, hai nướcViệt Nam và Trung Quốc đều đứng trước những thời cơ và thách thức mới trongcông cuộc đổi mới, cải cách mở cửa và phát triển đất nước. Việt Nam đang ra sứcnỗ lực thực hiện mục tiêu Công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước vào năm 2020;Trung Quốc đang đẩy mạnh triển khai mục tiêu xây dựng Xã hội khá giả toàn diệnvào năm 2020. Hơn bao giờ hết, hai bên đều cần môi trường hòa bình, ổn định, phụcvụ mục tiêu chiến lược phát triển ở mỗi nước. Việt Nam chân thành mong muốnTrung Quốc phát triển thành công, có vai trò tích cực trong việc bảo vệ hòabình, ổn định và thúc đẩy sự thịnh vượng ở khu vực Châu Á nói riêng và trên phạmvi toàn cầu nói chung.

Năm 2015 - năm kỷniệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước - là dịp tốt để hai bêncùng nhìn lại chặng đường đã qua và cùng hướng tới một chặng đường mới cho quanhệ hai nước. Trước sau như một, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn coi trọngquan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng cùng có lợi với Trung Quốc, chân thành mongmuốn quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc ngày càngphát triển đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững trong bối cảnh nhiều khu vựctrên thế giới đang đầy rẫy các bất ổn và mọi con mắt đang hướng và đặt nhiều kỳvọng vào Châu Á.

Trên tinh thầnđó, trong năm kỷ niệm 2015 và các năm tiếp theo, hai bên cần thúc đẩy hợp tácthực chất, tăng cường sự tin cậy chính trị giữa hai Đảng, hai nước. Các Bộngành và địa phương hai nước cần cùng nhau cố gắng thực hiện hiệu quả Chươngtrình hành động triển khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện ViệtNam-Trung Quốc, đáp ứng nguyện vọng và đem lại lợi ích cho nhân dân hai bên. Đểcủng cố nền tảng vững chắc cho quan hệ hai nước, hai bên cần tích cực có nhiềuhoạt động thiết thực nhằm tăng cường tình cảm hữu nghị truyền thống giữa nhândân hai nước, đặc biệt giữa thế hệ trẻ hai nước.

Bên cạnh đó, haibên cần thực hiện có hiệu quả nhận thức chung quan trọng của lãnh đạo cấp caohai Đảng, hai nước và “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyếtvấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc,” thúc đẩy các cơ chế đàm phán về vấn đềtrên biển trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hiệp quốc về LuậtBiển năm 1982, thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Tuyên bố về cách ứng xử của các bênở Biển Đông (DOC) và sớm xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), góp phầnthúc đẩy quan hệ Việt-Trung ngày càng phát triển cũng như bảo đảm bình, ổn định,an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông và ở khu vực.

Tình hình thế giớivà khu vực đã và sẽ tiếp tục có nhiều thay đổi so với thời điểm Việt Nam vàTrung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao 65 năm trước. Tuy nhiên, có một điềukhông bao giờ thay đổi: đó là, hòa bình, ổn định và phát triển là nguyện vọngvà lợi ích chung của cả hai dân tộc. Hợp tác hữu nghị là sứ mệnh của Đảng, Nhànước và nhân dân hai nước. Tương lai của mỗi nước cũng như hòa bình, ổn định vàphồn vinh của khu vực đòi hỏi quan hệ Việt Nam-Trung Quốc phát triển ổn định,lành mạnh.

TheoTTXVN/Vietnam+

http://www.vietnamplus.vn/viet-nam-luon-coi-trong-quan-he-hop-tac-binh-dang-voi-trung-quoc/302703.vnp

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 143
  •   Máy chủ tìm kiếm 6
  •   Khách viếng thăm 137
 
  •   Hôm nay 26,896
  •   Tháng hiện tại 639,797
  •   Tổng lượt truy cập 128,258,036