Khi Thủ tướng nói về Facebook

Thứ bảy - 17/01/2015 17:07
Khi Thủ tướng nói về Facebook Khi Thủ tướng nói về Facebook

Thủ tướng yêu cầu chủ động đưa thông tin chính thống lên các mạng xã hội như Facebook, trong bối cảnh bùng nổ công nghệ mới và trước yêu cầu về quyền tiếp cận thông tin của người dân.

“Đưa thông tin Chính phủ lên mạng xã hội”, “Không thể cấmđưa thông tin lên mạng”, “Phải đưa thông tin chính thống lên mạng xã hội” – đólà những tiêu đề nổi bật trên báo chí khi thông tin về chỉ đạo của Thủ tướng tạihội nghị ngày 15/1 của Văn phòng Chính phủ.

Thủ tướng đưa ra chỉ đạo này tại hội nghị tổng kết công tác2014 và triển khai nhiệm vụ năm mới của Văn phòng Chính phủ, bởi “bảo đảm thôngtin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng và cung cấpthông tin cho công chúng” là một trong 3 chức năng, nhiệm vụ chính được Chínhphủ giao cho Văn phòng Chính phủ.

“Chúng ta quản lý, điều hành mà người dân không biết chủtrương, chính sách thì không được”, Thủ tướng nói.

Đối với những thông tin không đúng làm phân tâm xã hội, Thủtướng yêu cầu Văn phòng Chính phủ chủ động tham mưu cho lãnh đạo Chính phủ,cùng với các bộ, ngành liên quan cung cấp thông tin chính thống, chính xác vàđúng đắn để xã hội hiểu đúng.


Khi Thủ tướng nói về Facebook 1

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì hội nghị tổng kết công tác 2014 và triển khai nhiệm vụ năm mới của Văn phòng Chính phủ.

Đặc biệt, theo Thủ tướng, hiện nay có hàng chục triệu ngườiViệt đang sử dụng các mạng xã hội và đó là nhu cầu thiết yếu không thể ngăn cấmđược. “Các đồng chí ngồi đây đều tham gia mạng xã hội, có điện thoại để lênFacebook xem thông tin. Trên mạng ai nói gì thì nói, nhưng có thông tin chínhthống của Chính phủ thì người dân mới có lòng tin. Đây là nhiệm vụ mới cần phảilàm tốt hơn trong năm nay”.

Có thể thấy, chỉ đạo của Thủ tướng thể hiện một cái nhìnkhác trước về Internet, về mạng xã hội, về Facebook từ phía cơ quan quản lý. Phảithừa nhận rằng những thông tin thiếu chính xác, thậm chí sai trái, bịa đặt vàmang ý đồ xấu, gây hoang mang và làm nhiễu loạndư luận đã có lúc khiến không ít cơ quan quản lý có cái nhìn thiếu thiệncảm với những công cụ này.

Nhưng theo quan điểm của Thủ tướng, mạng xã hội hay Internetrõ ràng chỉ là công cụ, có điều công cụ ấy sắc bén hơn nhiều so với các công cụtruyền thống. Thủ tướng nói rõ, tình hình hiện nay đã rất khác do sự phát triểncủa công nghệ thông tin, trong nhiều trường hợp nếu chờ các bộ, ngành chức năngtriển khai kế hoạch truyền thông, chỉ đạo các cơ quan báo chí đưa tin sẽ rất chậm.

Thủ tướng nhắc lại, trước đây sau khi xảy ra một số hành vikích động, gây rối ở Bình Dương, Hà Tĩnh, để truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướngkêu gọi người dân không tham gia các hành vi đó thì chỉ cần một tin nhắn điệnthoại là “toàn dân biết ngay”. Điện thoại di động, cũng như Internet hayFacebook là những công cụ mới, điều quan trọng là chúng ta phải thay đổi để bắtkịp thời đại, để sử dụng chúng như thế nào. Chủ động cung cấp thông tin chínhthống, kịp thời, minh bạch, đó là giải pháp hiệu quả nhất trước những thông tinsai trái, thay vì những rào cản nhiều khi không những kém hiệu quả mà còn phảntác dụng.

Nhưng các cơ quan chức năng chủ động nắm lấy các công cụ mớiấy cũng không phải chỉ để phản bác lại thông tin sai trái, ác ý, mà còn có thểphục vụ rất đắc lực cho hoạt động chỉ đạo, điều hành. Chẳng hạn, theo Thủ tướng,để ứng phó với những trận siêu bão, trong thời gian ngắn phải di dời hàng triệungười dân thì việc ứng dụng công nghệ thông tin có thể giúp chỉ đạo của Chínhphủ, của Thủ tướng tới được ngay lập tức từng vị chủ tịch xã.

Và còn một lý do cũng rất quan trọng, “chủ động cung cấpthông tin để toàn dân biết, toàn dân thực hiện, nhưng đây cũng là quyền đượccung cấp thông tin của người dân”, Thủ tướng nói.

Nói cách khác, chủ động cung cấp thông tin phải là một nghĩavụ của cơ quan quản lý. Và để thực hiện cho tốt nghĩa vụ ấy trong một thế giớiđang đổi thay hằng ngày, anh bắt buộc phải biết sử dụng những công cụ, công nghệmới nhất. Internet và mạng xã hội đã đem lại cơ hội lớn chưa từng có cho việcgiao tiếp giữa chính quyền với người dân.

Cách đây chưa lâu, tại phiên họp Chính phủ tháng 12/2014,người đứng đầu Chính phủ cũng đã nhắc đến quyền tiếp cận thông tin của ngườidân. Đánh giá dự án Luật Tiếp cận thông tin là phức tạp, cần được quy định chặtchẽ, phù hợp và có tính khả thi, Thủ tướng cũng yêu cầu cơ quan soạn thảo cần sớmbáo cáo Chính phủ việc xây dựng, trình dự án để Chính phủ xem xét, quyết định cụthể.

Thực tế thời gian qua, Chính phủ, và trực tiếp nhất là Vănphòng Chính phủ, đã có rất nhiều nỗ lực trong việc cung cấp thông tin cho ngườidân, thông qua Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, qua các chương trình “Dân hỏi- Bộ trưởng trả lời”, các thông cáo báo chí được cung cấp hằng ngày đến các cơquan thông tin truyền thông…

Những nỗ lực ấy đã được Thủ tướng ghi nhận, nhưng rõ ràng,Văn phòng Chính phủ và các cơ quan chức năng cần phải thấu triệt quan điểm chỉđạo của Thủ tướng, không chỉ để phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành, mà cònđể đáp ứng tốt quyền tiếp cận thông tin của người dân.

Theo Chinhphu.vn

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí


 
 Từ khóa: thấu triệt
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 67
 
  •   Hôm nay 8,179
  •   Tháng hiện tại 558,772
  •   Tổng lượt truy cập 128,177,011