Chuyện lạ về "hotboy tự kỷ"

Thứ bảy - 11/05/2019 12:08
Chuyện lạ về "hotboy tự kỷ" Chuyện lạ về "hotboy tự kỷ"

Dân trí Từng khó chịu, tức giận khi người khác gọi mình là "Đạt tự kỷ", nhưng rồi trên hành trình của mình, chàng trai Lê Tấn Đạt chọn đây là sứ mệnh mà mình theo đuổi.

9X nói chuyện với phụ huynh về trẻ tự kỷ

Lê Tấn Đạt đến chương trình nói chuyện về trẻ tự kỷ do Hội quán Các Bà Mẹ tổ chức nhân dịp Ngày thế giới nhận thức về chứng tự kỷ (2/4) khiến nhiều phụ huynh không khỏi bất ngờ.

Chuyện lạ về "hotboy tự kỷ" 1

Đạt trẻ. Đạt đẹp trai. Đạt thư sinh. Ít người nghĩ, một người trẻ lại chọn dấn thân ở lĩnh vực khó "khó nhằn" và còn được xem là "góc khuất" trong đời sống. 

Lê Tấn Đạt mới 27 tuổi, là đồng sáng lập của Tổ chức The Big Friends, một tổ chức phi lợi nhuận hỗ trợ người tự kỷ ở Việt Nam. Đạt đến để chia sẻ và trao những thông điệp ý nghĩa về trẻ tự kỷ với các bà mẹ, ông bố. 

Đạt "rào" trước với mọi người, đừng mong chờ ở mình như một bác sĩ, một chuyên gia có thể "nắn" được những đứa trẻ tự kỷ theo cách phụ huynh mong muốn, để "bình thường" theo chuẩn của mọi người, của xã hội đặt ra.

Thông điệp cậu muốn nhấn mạnh là thay đổi nhận thức của xã hội về trẻ tự kỷ, nhìn nhận những đứa trẻ tự kỷ theo cách mà các bạn ấy mong muốn và có thể. 

Chuyện lạ về "hotboy tự kỷ" 2

Chàng trai Lê Tấn Đạt nói chuyện với phụ huynh về chuyên đề trẻ tự kỷ

Phía dưới, nhiều người đưa tay quệt nước mắt khi chàng trai trẻ nhắn nhủ: Người bên ngoài thường "chụp mũ" lên đầu phụ huynh, con bị tự kỷ là do bố mẹ thế này thế nọ, do xem ti vi nhiều, do không có thời gian cho con... Theo Đạt, phụ huynh phải giải tỏa điều này, không bao giờ tìm kiếm những lý lẽ hay câu trả lời để đổ tội cho chính mình. 

Đạt cũng nói thêm, nhiều gia đình có con tự kỷ mong chờ quá nhiều vào chuyên gia, bác sĩ, vào một trường học nào đó mà họ quên mất rằng, người đồng hành quan trọng nhất của con chính là bố mẹ. Hơn bất kỳ ai, bố mẹ cần chuẩn bị tinh thần đi đường dài cùng con. 

Với hình ảnh một người trẻ đi dạy trẻ tự kỷ, truyền đi các thông điệp nhân văn, nhân ái về tự kỷ, Lê Tấn Đạt đưa đến sức sống mới cho "thế giới tự kỷ". 

Nỗ lực của một người trẻ

Trong hành trình của mình, Đạt từng mời được Raun K. Kaufman - một người bị tự kỷ từ nhỏ và là tác giả của cuốn sách nổi tiếng "Vượt qua chứng tự kỷ" đến TPHCM chia sẻ. Sau đó, ông đã nhiều lần quay lại Việt Nam đến với các tỉnh thành Hà Nội, Đà Nẵng, Đà Lạt... chia sẻ về tự kỷ. 

Chuyện lạ về "hotboy tự kỷ" 3

Tổ chức The Big Friends cộng tác với Trung tâm điều trị tự kỷ Hoa Kỳ hỗ trợ kết nối các gia đình can thiệp tự kỷ tại nhà… Đạt còn được tác giả uỷ quyền và dịch giả sách ra Tiếng Việt từng được phát hành trên toàn quốc và bản quyền đĩa DVD tặng miễn phí cho các gia đình có người mắc chứng tự kỷ. 

Chuyện lạ về "hotboy tự kỷ" 4

Đạt quen dần và thấy gắn bó với cái tên "Đạt tự kỷ" 

Mới đây, Đạt vừa có chuyến học tập ở Mỹ về “Phương pháp can thiệp trẻ tự kỷ tại nhà Son - rise” - là phương pháp can thiệp trẻ tự kỷ được phát triển bởi những ông bố mà mẹ. Và Đạt đang làm việc, lan tỏa theo tinh thần này. 

"Sứ mệnh" không nằm trong kế hoạch 

Đạt đến với công việc kết nối về tự kỷ hoàn toàn vô tình từ việc làm thêm năm thứ 3, khi đang là sinh viên ĐH Ngân hàng TPHCM. Khi đó, Đạt thường nhận dịch tài liệu nước ngoài và một lần, một cặp vợ chồng từ Canada về Việt Nam nhờ Đạt dịch tài liệu - họ có 2 đứa con mắc chứng tự kỷ. 

Chuyện lạ về "hotboy tự kỷ" 5

Đạt tin rằng tự kỷ sẽ có cuộc sống tốt hơn khi xã hội thay đổi nhận thức tích cực về trẻ tự kỷ 

Để hiểu thêm, Đạt thường qua lại trò chuyện với hai bé tự kỷ của gia đình này. Tiếp xúc con người thật, đọc tài liệu, lĩnh vực này này thu hút cậu, làm cậu muốn tìm hiểu mãi không ngừng... 

Nhiều lần tiếp xúc với trẻ tự kỷ, Đạt nhận thấy các bé rất xinh, rất dễ thương và chính ánh mắt vô hồn của các bé lại càng thôi thúc Đạt đến với sứ mệnh mình có thể làm gì để những đứa trẻ tự kỷ có một cuộc sống ý nghĩa hơn.

Từ dạy, đồng hành với trẻ tự kỷ, Đạt có niềm tin vào điều này - trẻ tự kỷ hoàn toàn có thể có một cuộc sống tốt hơn khi mỗi người trong chúng ta hiểu đúng về tự kỷ và có những hỗ trợ tích cực. 

Với sứ mệnh mình theo đuổi, trong tâm nguyện, chàng trai trẻ đã và đang cam kết, dù là một tình nguyện viên nhưng sẽ dành suốt cuộc đời để giúp đỡ trẻ tự kỷ tại Việt Nam phi lợi nhuận. 

Nhiều người thân, bạn bè từng phản đối nhưng Đạt ngày càng gắn bó, thân thuộc hơn cái tên "Đạt tự kỷ". 

Hoài Nam 

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 91
  •   Máy chủ tìm kiếm 5
  •   Khách viếng thăm 86
 
  •   Hôm nay 27,409
  •   Tháng hiện tại 578,002
  •   Tổng lượt truy cập 128,196,241