4 tháng giành sự sống của chiến sĩ vụ rơi trực thăng

Thứ sáu - 07/11/2014 11:59
4 tháng giành sự sống của chiến sĩ vụ rơi trực thăng 4 tháng giành sự sống của chiến sĩ vụ rơi trực thăng

Suốt 4 tháng, gia đình, đồng đội có những lúc tưởng chừng buông xuôi, thậm chí chuẩn bị cho tình huống xấu nhất khi hai người đồng đội của trung úy Dương lần lượt ra đi.

Ngày 7/7, sau khi chiếc trực thăng Mi171 gặp sự cố rơi xuống vườn cây gần sân bay Hòa Lạc, trung úy Đinh Văn Dương cùng hai đồng đội là thượng úy Nguyễn Văn Tuấn và Nguyễn Hoàng Anh bị bỏng toàn thân rất nguy kịch được đưa vào Viện Bỏng quốc gia điều trị. 

Tại đây, Hội đồng hội chẩn liên viện BV Việt Đức, Bỏng Quốc gia, Bạch Mai được thành lập phối hợp trực tiếp theo dõi diễn biến sức khỏe của các anh.

Các bác sĩ cũng chẩn đoán anh Dương và hai đồng đội đều bị bỏng nặng trên 50%, suy hô hấp. Ngay sau đó các anh được lọc máu liên tục và phẫu thuật cắt các tổ chức hoại tử, chi không có khả năng bảo tồn. 

Sau ca phẫu thuật, đồng đội anh là thượng úy Nguyễn Văn Tuấn (33 tuổi, quê ở Bắc Giang) đã không qua được, trút hơi thở cuối cùng sau 12 ngày nằm viện. Chưa đầy hai tháng sau, trung úy Hoàng Anh, đồng đội cùng chuyến bay duy nhất còn lại cũng đã từ trần. 

Toàn bộ 21 thành viên trong chuyến bay huấn luyện dù giờ đây chỉ còn trung úy Dương. Tuy nhiên anh vẫn chưa hồi tỉnh để biết điều đó.

Trước sự ra đi liên tiếp của hai chiến sĩ cùng đơn vị, chị Nguyễn Thị Hải (vợ anh Dương) và các đồng đội tiểu đoàn đặc công có những lúc tưởng chừng mọi chuyện đã buông xuôi, thậm chí đã chuẩn bị tinh thần cho trường hợp xấu nhất.

Nhưng giữa lúc ngàn cân treo sợi tóc ấy, anh Dương bất ngờ có những dấu hiệu hồi tỉnh. Anh vẫn phải thở bằng máy nhưng đã có thể mở được mắt.

4 tháng giành sự sống của chiến sĩ vụ rơi trực thăng 1
 Tình trạng sức khỏe thượng úy Đinh Văn Dương đã có dấu hiệu hồi phục, hiện anh đang được điều trị tại Viện Bỏng quốc gia. Ảnh: Tuổi trẻ.

Trong suốt thời gian ấy, chị Hải, người vợ kiên cường của trung úy Dương vẫn nén nỗi đau để chăm sóc con trai mới sinh (chị sinh con trai chỉ 2 ngày sau khi chồng gặp nạn) và đứa con gái đầu mới 4 tuổi.

Khi con cứng cáp hơn, ngày ngày chị đều qua viện với anh. Trong căn phòng điều trị đặc biệt, chỉ có anh và chị, một người nằm bất động trên giường bệnh, một người ngồi bên hàn huyên tâm sự. Chị cố gắng khơi gợi lại kỷ niệm của hai vợ chồng, con nhỏ với người thân trước giường bệnh anh. 

Đặc biệt lúc nghe vợ kể chuyện về cậu con trai nghịch ngợm, hay ăn thì anh Dương đều có biểu hiện cố gắng cử động các bộ phận.

Sau những tháng ngày đằng đẵng, ngày 3/11, đồng đội, gia đình bất ngờ nhận được tin vui từ bác sĩ: "Anh Dương có dấu hiệu hồi phục sức khỏe tốt, có thể nói, tự thở bằng miệng và có thể ăn cháo, sữa".

Người chiến sĩ đặc công được gặp cậu con trai nhỏ mới sinh và cô con gái 4 tuổi qua cửa kính của bệnh viện ngay sau đó. Mỗi lần gặp gỡ, anh luôn cố gắng hết sức lực nói lời hỏi thăm tới các con và động viên vợ. 

Phi công lái Mi - 171: Xứng đáng anh hùng

Những người dân ở Thạch Thất hôm ấy nói: “Hãy tự hào vì anh ấy. Không có anh ấy thì nhiều người nữa đã chết”.

Lãnh đạo Bộ Tư lệnh, các ban ngành, tiểu đoàn, đại đội lần lượt tới thăm hỏi. Tại phòng điều trị, trung úy Dương hướng ánh mắt về phía anh em đồng đội chỉ mấp máy môi và nói được vài câu chào mọi người.

Đứng sát trước cửa phòng hồi sức, thượng úy Ngô Văn Hiểu (chính trị viên phó, đại đội đặc công, thuộc tiểu đoàn đặc công 18, Bộ Tư lệnh thủ đô) luôn hướng mắt vào trong theo dõi từng cử chỉ của các bác sĩ, y tá chăm sóc cho đồng đội. 

Thượng úy Hiểu cho biết, quãng thời gian 4 tháng điều trị tại Viện bỏng là quá trình đấu tranh giành giật sự sống kiên trì của cả gia đình và đơn vị, sau sự ra đi của hai đồng đội trung úy Dương. 

“Chứng kiến tình cảm của người vợ dành cho đồng đội, tôi và anh em ở đây đều không cầm được nước mắt chỉ biết hy vọng một điều kỳ diệu sẽ xảy ra”, thượng úy Hiểu nghẹn ngào.

Cuối ngày 5/11, lãnh đạo Viện Bỏng quốc gia cho hay sức khỏe trung úy Đinh Văn Dương đã có tiến triển mới. Ngay khi rút ống thở, các bác sĩ đã test tình trạng của anh bằng những câu hỏi về vợ, con... 

Anh Dương trả lời chính xác tên vợ, con và những người thân trong gia đình. Trí nhớ của anh được các bác sĩ đánh giá hồi phục tốt. Đáng mừng hơn, người chiến sĩ đặc công đã cảm thấy ngon miệng khi được ăn uống trở lại.

7h46 ngày 7/7/2014, chiếc trực thăng Mi171 mang số hiệu 01 của Trung đoàn Không quân trực thăng 916, Sư đoàn Không quân 371, thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân khi đang thực hiện quá trình bay huấn luyện nhảy dù thì gặp sự cố rơi xuống vườn cây gần khu dân cư tại thôn Hòa Lạc (xã Bình Yên, huyện Thạch Thất, Hà Nội) cách sân bay Hòa Lạc khoảng 3 km. 16 chiến sĩ tử nạn, 5 người nhập viện trong tình trạng bỏng nặng.

Trong quá trình điều trị, 4 chiến sĩ cùng chuyến bay huấn luyện không qua khỏi.

5 giờ phong tỏa hiện trường vụ máy bay rơi ở Hòa Lạc

Sau khi xác máy bay và thi thể nạn nhân được đưa ra khỏi hiện trường, hàng trăm người dân đã tiếp cận nơi máy bay rơi và bày tỏ lòng cảm thương với các chiến sĩ hy sinh.

Nguồn tin: news zing


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 119
  •   Máy chủ tìm kiếm 3
  •   Khách viếng thăm 116
 
  •   Hôm nay 11,470
  •   Tháng hiện tại 624,371
  •   Tổng lượt truy cập 128,242,610