Quét mống mắt, mạch máu, giọng nói bắt đầu được nhiều ngân hàng sử dụng

Thứ bảy - 12/11/2016 12:35
Quét mống mắt, mạch máu, giọng nói bắt đầu được nhiều ngân hàng sử dụng Quét mống mắt, mạch máu, giọng nói bắt đầu được nhiều ngân hàng sử dụng

Dân trí Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, xu hướng ứng dụng số hóa của các ngân hàng trong các giao dịch điện tử ngày càng gia tăng. Việc kiểm tra bằng mống mắt, mạch máu, giọng nói… cũng bắt đầu được nhiều ngân hàng sử dụng.

Theo Viện Nhân lực Ngân hàng Tài chính, có thể coi dịch vụ ngân hàng e-banking như Internet Banking, Mobile banking hay SMS Banking là dịch vụ ngân hàng số ở giai đoạn đầu và chưa ảnh hưởng đến cấu trúc của ngân hàng mà chỉ mang tính bổ sung thêm trên nền tảng ngân hàng hiện tại.

Quét mống mắt, mạch máu, giọng nói bắt đầu được nhiều ngân hàng sử dụng 1
Hội thảo thu hút được sự tham gia của nhiều Ngân hàng và các chuyên gia

Phát biểu tại Hội thảo “Ngân hàng số - Tương lai của ngành Ngân hàng?” do Trường Bồi dưỡng Cán bộ Ngân hàng phối hợp với Viện Nhân lực Ngân hàng Tài chính tổ chức sáng nay (11/11), Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho rằng: “Hệ thống ngân hàng Việt Nam tiến tới ngân hàng số vừa là cơ hội vừa là thách thức, nhưng cũng lại là động lực cho ngành ngân hàng phát triển. Ngân hàng số là loại hình có nhiều điểm khác với ngân hàng mới, khác với mô hình ngân hàng truyền thống từ phương thức sản xuất sản phẩm, pháp lý cho đến dịch vụ khách hàng,...”

Vì thế các ngân hàng cần xác định phát triển tiếp các loại hình dịch vụ nào, đầu tư công nghệ ra sao trong chiến lược phát triển kinh doanh và đầu tư của mỗi ngân hàng nhằm nắm bắt, đón đầu cơ hội để hạn chế rủi ro trong xác định chiến lược phát triển, Phó Thống đốc nhấn mạnh.

Đồng quan điểm đó, ông Douglas Jackson – Giám đốc Khu vực Đông Nam Á, Tập đoàn Tư vấn Quản trị Toàn cầu Boston Consulting Group (BCG) cũng cho biết: “Áp dụng ngân hàng số là xu hướng rất tốt cho ngân hàng tuy nhiên từng ngân hàng cũng nên xem xét về khả năng để có thực hiện được hay không. BCG đã thực hiện một nghiên cứu trên 200 khách hàng là các định chế tài chính để thấy những khó khăn của họ khi áp dụng ngân hàng số, đó là: các ngân hàng có rất nhiều lộ trình nhưng không có một tầm nhìn chung về kỹ thuật số; giao diện và hệ thống không được tích hợp; quy trình xử lý và hệ thống rời rạc, cũ kỹ; không có khả năng đáp ứng tốc độ số với đủ độ tin cậy; dữ liệu thường xuyên không có sẵn và không được cập nhật.”

Nhưng ông cũng cho rằng, nếu phần lớn chướng ngại chung có thể vượt qua thì lợi ích thực hiện ngân hàng số là rất lớn và được thể hiện qua doanh thu tăng trên xấp xỉ 25% đồng thời tăng thị phần; hiệu quả hoạt động chuyển biến nhờ tăng năng suất và giảm chi phí hơn 20%; các sản phẩm độc đáo, có giá trị cao, cung cấp được cho khách hàng với tốc độ đột phá và chất lượng đột phá; duy trì bền vững lợi thế cạnh tranh so với những đối thủ không có khả năng cạnh tranh tính năng số hoá xuyên suốt.

Sáng tạo theo hướng công nghệ số giúp đi đầu trong bảo đảm sự hài lòng của khách hàng và năng suất bán hàng, ông Douglas Jackson cho biết thêm.

Đề cập đến vấn đề tương lai của ngành ngân hàng tác động thế nào đến công tác tổ chức nhân lực, ông David Pang – Chuyên gia tư vấn cấp cao, Tập đoàn Tư vấn Quản trị Korn Ferry Hay Group cho rằng: “Hiện nay, hệ thống ngân hàng đang có rất nhiều giao dịch nhưng không có nghĩa là chúng ta phải tuyển nhiều nhân sự mà việc cần làm là xây dựng và hoạch định các chính sách như thế nào? Xây dựng mạng lưới phân khúc khách hàng ra sao? Đòi hỏi yêu cầu như thế nào về chất lượng nhân sự đặc biệt (nhân sự đa thế hệ)?”

Ông Pang nhấn mạnh, không phải tổ chức nào cũng phù hợp với thời đại số mà điều quan trọng là các tổ chức phải đánh giá xem xét lại có phù hợp để tiến tới công cuộc đổi mới này hay không.

Đi kèm với ứng dụng số hóa cho các ngân hàng luôn là rủi ro về an ninh, theo ông Phan Thái Dũng, Phó Cục trưởng Cục Công nghệ Tin học, Ngân hàng Nhà nước, các rủi ro an ninh của Ngân hàng Số như: phát tán virus, mã độc tinh vi, đa dạng như qua email, phần mềm miễn phí, mạng xã hội ảo hay qua phần mềm được sử dụng rất phổ biến như bộ gõ unikey, đọc file PDF, ảnh…

Ngoài lừa đảo trực tuyến, theo ông Dũng, các đối tượng còn sử dụng một số thủ đoạn như sử dụng các thiết bị gắn vào ATM/POS hoặc cài phần mềm gián điệp, mã độc tấn công vào ATM, hệ thống thẻ để ăn cắp thông tin về tài khoản thẻ của khách hàng, làm thẻ giả rút tiền: mua bán, sử dụng trái phép thông tin thẻ…

Tuy nhiên, ông Dũng cũng cho biết, phần lớn các tổ chức tín dụng cũng đã trang bị các giải pháp tăng cường an toàn, an ninh mạng như hệ thống quản lý file nhật ký, hệ thống quản lý sự kiện an ninh, hệ thống lọc nội dung web, hệ thống phòng chống thư rác, hệ thống đánh giá điểm yếu về ứng dụng mạng và chữ ký số PKI. Việc kiểm tra mống mắt, mạch máu, giọng nói… cũng bắt đầu được nhiều ngân hàng sử dụng.

Kết luận về vấn đề này trong phiên tọa đàm, ông Doulas Jackson cho rằng, các khách hàng Việt Nam hiện nay vẫn phụ thuộc giao dịch bằng tiền mặt, dùng hoá đơn để thanh toán. Như vậy, theo tôi khách hàng cũng phải thay đổi tư duy thì mới góp phần tạo nên thay đổi tư duy cho các ngân hàng. Việt Nam là quốc gia rất trẻ, nhân lực trong cơ cấu vàng đó là cơ hội để tạo nên những thế hệ nhân lực trẻ áp dụng công nghệ số.

Thế Hưng

Nguồn tin: Báo điện tử Dân Trí


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 157
  •   Máy chủ tìm kiếm 3
  •   Khách viếng thăm 154
 
  •   Hôm nay 29,113
  •   Tháng hiện tại 607,283
  •   Tổng lượt truy cập 128,225,522