Tín hiệu dị thường từ "tiểu hành tinh không thể với tới"

Chủ nhật - 30/12/2018 21:53
Tín hiệu dị thường từ "tiểu hành tinh không thể với tới" Tín hiệu dị thường từ "tiểu hành tinh không thể với tới"

Tiểu hành tinh đã đón NASA đúng với biệt danh mà họ đã gọi nó - Ultima Thule, "miền đất không thể với tới" – bằng bí ẩn đầu tiên về "đường cong ánh sáng".

Tiểu hành tinh đã đón NASA đúng với biệt danh mà họ đã gọi nó - Ultima Thule, "miền đất không thể với tới" – bằng bí ẩn đầu tiên về "đường cong ánh sáng".

Nhà khoa học Alan Stern, một trong các thành viên chủ chốt nhiệm vụ New Horizons của NASA, cho biết cho dù đã tiến rất gần tiểu hành tinh Ultima Thule, họ vẫn không thể nắm bắt "đường cong ánh sáng" (light curve) của thiên thể này.

Việc không thể bắt được tín hiệu gì từ đường cong ánh sáng của một vật được mặt trời chiếu sáng và chỉ cách vài ngày đường là hết sức dị thường.

Tín hiệu dị thường từ "tiểu hành tinh không thể với tới" 1
Ngày đầu năm 2019, NASA sẽ "cập bến" tiểu hành tinh kỳ bí Ultima Thule - (ảnh đồ họa từ NASA).

Trong thiên văn, đường cong ánh sáng là thuật ngữ chỉ một tập hợp các biến thể có thể dự đoán và nhất quán về độ phản xạ ánh sáng của thiên thể, là dữ liệu quan trọng giúp các nhà khoa học tìm hiểu về thiên thể.

"Đó là câu đố đầu tiên của Ultima" - ông Stern nói. Theo tính toán, tàu New Horizons đã rất sát thiên thể này và sẽ chạm đến nó vào đúng ngày đầu năm mới: 1/1/2019.

Tín hiệu dị thường từ "tiểu hành tinh không thể với tới" 2
Loạt ảnh chụp mới nhất của New Horizons về thiên thể bí ẩn không có đường cong ánh sáng - (ảnh: NASA).

Nhà khoa học của NASA nói trên tờ Gizmodo rằng ông vừa mong đợi, vừa không mong đợi những hình ảnh tiếp theo về Ultima Thule sẽ đem đến thêm những bí ẩn.

Các nhà khoa học đưa ra 2 giả thuyết khiến đường cong ánh sáng của tiểu hành tinh này như một bóng ma vô hình trước mắt New Horizons: nó quá mờ nhạt, mờ nhạt đến kỳ dị; hoặc có một đám mây bụi đang bao phủ Ultima Thule, gìn giữ nó trong bức màn bí ẩn.

Tàu New Horizons vốn là một "trinh sát" không người lái của NASA, trước đây làm nhiệm vụ ở sao Diêm Vương . Hồi tháng 10, New Horizons nhận được lệnh chuyển hướng sang Ultima Thule. Nó bay với tốc độ 32.000km/giờ và ước tính mất khoảng 10 tuần để đến đích.

Gần như cùng lúc với thông tin thú vị này, NASA cũng hé lộ sơ bộ về nhiệm vụ Lucy nhắm tới 6 tiểu hành tinh khác trong nhóm "tiểu hành tinh Trojan" gần sao Mộc.

Tín hiệu dị thường từ "tiểu hành tinh không thể với tới" 3
Mô phỏng kế hoạch Lucy của NASA: Vòng tròn đỏ lớn là quỹ đạo sao mộc, đường xanh lá cây là đường đi của tàu Lucy, các hình elip màu vàng là nơi các tiểu hành tinh mục tiêu cư ngụ - (ảnh: NASA).

6 tiểu hành tinh này ước tính có tuổi đời xấp xỉ mặt trời và cũng có thể nắm giữ phần nào các bí mật của Hệ Mặt trời sơ khai như Ultima Thule. Nhiệm vụ sẽ bắt đầu vào năm 2021.

Ultima Thule là biệt danh của tiểu hành tinh mang mã 2014 MU69 , một vật thể huyền bí ở nơi giá lạnh rất xa trung tâm Hệ Mặt trời. Tiểu hành tinh này được cho là một "di tích không gian" nhiều tỉ năm tuổi và nắm giữ bí mật về sự hình thành của Hệ Mặt trời.

Ultima Thule có nguồn gốc từ Thule – hòn đảo truyền thuyết trong cổ văn Hy Lạp, La Mã, ở đâu đó thuộc Bắc Băng Dương nhưng chưa ai đặt chân tới được. Thuật ngữ Ultima Thule sau đó được dùng nhiều trong văn học để chỉ những miền đất xa xôi, hư ảo, không thể với tới.

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 226
  •   Máy chủ tìm kiếm 2
  •   Khách viếng thăm 224
 
  •   Hôm nay 22,747
  •   Tháng hiện tại 1,084,355
  •   Tổng lượt truy cập 127,476,559