Luồng tia phun xa 1.000 năm ánh sáng của siêu hố đen M87

Thứ bảy - 13/04/2019 09:04
Luồng tia phun xa 1.000 năm ánh sáng của siêu hố đen M87 Luồng tia phun xa 1.000 năm ánh sáng của siêu hố đen M87

Hố đen siêu lớn trong bức ảnh chụp đầu tiên phun luồng hạt năng lượng cao ra xa 1.000 năm ánh sáng theo quan sát của kính viễn vọng NASA.

Hố đen siêu lớn trong bức ảnh chụp đầu tiên phun luồng hạt năng lượng cao ra xa 1.000 năm ánh sáng theo quan sát của kính viễn vọng NASA.

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) chia sẻ các quan sát từ Đài thiên văn tia X Chandra và vệ tinh NuSTAR về hố đen siêu lớn ở trung tâm thiên hà Messier 87 (M87) trong bức ảnh chụp trực tiếp đầu tiên. Dữ liệu do NASA cung cấp cho thấy hố đen M87 phun ra dòng hạt năng lượng cao ở tốc độ gần bằng vận tốc ánh sáng, kết quả là vật chất bắn xa hơn 1.000 năm ánh sáng.

Các quan sát của NASA được sử dụng để đo độ sáng dòng hạt phun ra từ hố đen M87 bằng tia X, sau đó so sánh với mô hình và quan sát từ Kính viễn vọng Chân trời sự kiện. Những hạt mang năng lượng cao trong dòng vật chất bắn ra từ vùng gần chân trời sự kiện.

Luồng tia phun xa 1.000 năm ánh sáng của siêu hố đen M87 1
Hố đen M87 phun ra dòng hạt năng lượng cao ở tốc độ gần bằng vận tốc ánh sáng.

"Tia X giúp chúng tôi kết nối hiện tượng xảy ra với các hạt gần chân trời sự kiện và những gì chúng tôi có thể đo đạc bằng kính viễn vọng", Joey Neilsen, nhà thiên văn học ở Đại học Villanova tại Pennsylvania, trưởng nhóm phân tích dữ liệu của Chandra và NuSTAR, cho biết. "Việc lên lịch để phối hợp tất cả quan sát là vấn đề thực sự khó đối với các nhà hoạch định dự án của cả EHT và Chandra - NuSTAR. Họ đã hết sức nỗ lực để cung cấp dữ liệu mà chúng tôi cần và chúng tôi vô cùng biết ơn".

Buổi họp báo hôm 10/4 tập trung vào kết quả từ dự án phối hợp đầu tiên của mạng lưới Kính viễn vọng Chân trời sự kiện, bắt đầu vào năm 2017. Sử dụng một "kính viễn vọng ảo" tạo ra từ 8 đài thiên văn vô tuyến nằm ở những vị trí khác nhau trên toàn cầu, nhóm nghiên cứu quốc tế hướng tới hai mục tiêu là Sagittarius A*, hố đen siêu lớn ở trung tâm dải Ngân hà và M87 trong cụm thiên hà Virgo.

Dữ liệu thu được cần hơn nửa tấn ổ cứng để lưu trữ, theo Dan Marrone, phó giáo sư thiên văn học ở Đại học Arizona. 8 kính thiên văn thu thập 5 petabyte dữ liệu, tương đương số ảnh tự sướng trong đời của 40.000 người.

"Giờ đây chúng tôi đã có bằng chứng trực quan về hố đen. Chúng tôi biết hố đen tồn tại ở trung tâm thiên hà M87. Vật chất di chuyển xung quanh hố đen này ở vận tốc ánh sáng. Chúng tôi đã có một phương pháp hoàn toàn mới để phát hiện hố đen chưa bao giờ được áp dụng trước đây và đây mới chỉ là khởi đầu", Sheperd Doeleman, giám đốc EHT, phát biểu.


Mô phỏng hố đen M87. (Đồ họa: Hiệp hội Khoa học Quốc gia).

  • Lần đầu chụp được ảnh hố đen to hơn Trái đất ba triệu lần
  • Cô gái 29 tuổi này là người giúp tìm ra lỗ đen chấn động thế giới
  • 4 câu hỏi lớn được giải đáp sau bức ảnh đầu tiên về hố đen vũ trụ

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 256
  •   Máy chủ tìm kiếm 2
  •   Khách viếng thăm 254
 
  •   Hôm nay 17,672
  •   Tháng hiện tại 1,079,280
  •   Tổng lượt truy cập 127,471,484