Loài chuột kỳ lạ hay "thí" luôn da cho kẻ săn mồi

Thứ ba - 18/12/2018 07:41
Loài chuột kỳ lạ hay "thí" luôn da cho kẻ săn mồi Loài chuột kỳ lạ hay "thí" luôn da cho kẻ săn mồi

Chuột gai châu Phi có tên khoa học là Acomys percivali. Đây là một loài động vật có vú sống tại vùng núi ở miền trung Kenya.

Chuột gai châu Phi sở hữu làn da cực kỳ mỏng, dễ bị rách. Đổi lại, da của chúng có thể tái tạo lại rất nhanh nên khi bị động vật săn mồi tấn công, loài chuột này sẽ "thí" luôn một mảng da của chúng để thoát thân.

Loài chuột kỳ lạ hay "thí" luôn da cho kẻ săn mồi 1
Chuột gai châu Phi. (Ảnh: Klaus Rudloff).

Chuột gai châu Phi có tên khoa học là Acomys percivali. Đây là một loài động vật có vú sống tại vùng núi ở miền trung Kenya. Chuột gai châu Phi là một trong những loài động vật sở hữu lớp da mỏng nhất thế giới.

Da của nó yếu hơn khoảng 20 lần và dễ xé rách hơn 77 lần so với da của chuột bạch thí nghiệm. Đặc điểm da dễ bị xé rách của loài chuột gai châu Phi có thể giúp chúng thoát khỏi kẻ thù bằng cách tự lột phần lớn da của mình. Khi bị kẻ thù bắt, chuột gai châu Phi có thể lột bỏ 60% da của mình để tẩu thoát.

Không những vậy, chuột gai châu Phi còn có thể tái sinh cả lớp lông, tuyến mồ hôi, thậm chí là cả sụn chỉ trong một vài ngày và không để lại sẹo. Nếu chuột gai châu Phi bị thương thì đến hôm sau, vết thương đó có thể được thu nhỏ tới 64%. Vì thế mà việc bị rách da dù lớn đến đâu cũng ảnh hưởng đến loài chuột gai.

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 343
  •   Máy chủ tìm kiếm 124
  •   Khách viếng thăm 219
 
  •   Hôm nay 61,184
  •   Tháng hiện tại 1,052,767
  •   Tổng lượt truy cập 127,444,971