Kỹ thuật y tế mới giúp thay đổi khuôn mặt mà không cần phải phẫu thuật xâm lấn

Thứ hai - 08/04/2019 17:19
Kỹ thuật y tế mới giúp thay đổi khuôn mặt mà không cần phải phẫu thuật xâm lấn Kỹ thuật y tế mới giúp thay đổi khuôn mặt mà không cần phải phẫu thuật xâm lấn

Các bác sỹ thay vì phải đụng tới dao kéo trên khuôn mặt bạn như trước đây thì chỉ cần tìm cách định hình lại sụn bằng dòng điện với kỹ thuật mới.

Các bác sỹ thay vì phải đụng tới dao kéo trên khuôn mặt bạn như trước đây thì chỉ cần tìm cách định hình lại sụn bằng dòng điện với kỹ thuật mới.

Trong một thông cáo báo chí vừa được đăng tải mới đây của Hiệp hội hóa học Mỹ (ACS), các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra cách phẫu thuật gương mặt mà không cần can thiệp dao kéo.

Kỹ thuật y tế mới giúp thay đổi khuôn mặt mà không cần phải phẫu thuật xâm lấn 1
Sự ra đời của kỹ thuật này hứa hẹn sẽ giúp rút ngắn đáng kể thời gian phục hồi và giảm đau đớn cho bệnh nhân.

Kỹ thuật y tế mới hứa hẹn sẽ giúp thay thế phẫu thuật xâm lấn thường gây đau đớn cho bệnh nhân. Kỹ thuật sử dụng dòng điện và khuôn in 3D để làm mềm và tái tạo lại các sụn mà không cần phải dùng dao để rạch da. Sự ra đời của kỹ thuật này hứa hẹn sẽ giúp rút ngắn đáng kể thời gian phục hồi và giảm đau đớn cho bệnh nhân.

Theo Futurism, trước đây một nhà khoa học trong nhóm nghiên cứu đã thử làm nóng sụn bằng tia hồng ngoại. Nhưng cách này khá tốn kém và gây hủy hoại nghiêm trọng mô mà nó đốt nóng. Do đó nhóm đã chuyển sang dùng điện thay thế.

Rất may dòng điện đã phát huy tác dụng một cách thần kỳ nhưng không phải bằng cách làm nóng sụn. Thay vào đó, dòng điện sẽ làm mất cân bằng các ion tích điện có tác dụng làm cứng sụn, nới lỏng nó và giúp các bác sỹ có thể định hình sụn theo ý muốn.

Ứng dụng của nghiên cứu là rất tiềm năng, đặc biệt trong phẫu thuật thẩm mỹ và thay đổi diện mạo khuôn mặt. Ngoài ra, kỹ thuật mới còn có thể sử dụng để khôi phục chức năng cho các khớp bị cứng hoặc chữa cho những người bị lệch vách ngăn. Thậm chí trong tương lai, kỹ thuật này hứa hẹn sẽ được ứng dụng để chữa giác mạc hoặc cải thiện thị lực.

Tuy nhiên hiện nay nhóm nghiên cứu mới chỉ thử nghiệm kỹ thuật này trên thỏ và chưa biết khi nào sẽ được ứng dụng trên người.

  • Tại sao người Hàn Quốc thích phẫu thuật thẩm mỹ?
  • Nguồn gốc khó tin của phẫu thuật thẩm mỹ ngày nay

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 198
  •   Máy chủ tìm kiếm 72
  •   Khách viếng thăm 126
 
  •   Hôm nay 8,076
  •   Tháng hiện tại 586,246
  •   Tổng lượt truy cập 128,204,485