Gấu xám trắng “cực hiếm” và cuộc tình ngang trái xuyên địa lý trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu

Thứ năm - 29/04/2021 06:55
Gấu xám trắng “cực hiếm” và cuộc tình ngang trái xuyên địa lý trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu Gấu xám trắng “cực hiếm” và cuộc tình ngang trái xuyên địa lý trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu

Sự nóng lên toàn cầu khiến gấu xám và gấu Bắc Cực buộc phải chung sống cùng lãnh thổ và điều bất ngờ đã xảy ra.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, diện tích băng đang dần bị thu hẹp khiến những con gấu Bắc Cực bị thu hẹp phạm vi sống và để đối phó với điều này, chúng đã phải tìm kiếm thức ăn ở những vùng ấm hơn trên đất liền.

"Gấu Bắc Cực đang có xu hướng rút vào đất liền để tìm thức ăn, sinh tồn trước tình trạng băng tan do trái đất nóng lên. Chúng đã lựa chọn gấu xám Alaska làm bạn đời với hy vọng được duy trì nòi giống", nhà cổ sinh vật học Larisa DeSantis nói với Dailymail.

Gấu xám trắng “cực hiếm” và cuộc tình ngang trái xuyên địa lý trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu 1
Gấu trắng Bắc Cực (bên trái) có tên khoa học Ursus Maritimus sống tại Bắc Băng Dương. Gấu xám Alaska (bên phải) có tên khoa học Ursus arctos horribilis thường sống tại Alaska.

Sự kết hợp này sẽ tạo ra loài gấu mới có khả năng thích nghi với biến đổi khí hậu trong bối cảnh nhiệt độ trái đất ấm lên.

DeSantis cho rằng gấu Bắc Cực biến mất là do chế độ ăn đặc biệt của nó, với tình hình những tảng băng dần thu hẹp diện tích, chúng không thể đi săn hải cẩu, và gặp khó khăn về thân nhiệt trước nhiệt độ cao, buộc chúng phải ăn những thức ăn mà mà trước đây chúng không thích.

Với hộp sọ dài, chúng có thể dễ dàng lao xuống nước và săn hải cẩu, tuy nhiên chính vì đặc điểm này chúng sẽ khó lòng thích nghi được với những thức ăn cứng hơn.

Trái với gấu trắng Bắc Cực, gấu xám có thể thích nghi tốt với thức ăn cứng bởi cấu trúc hộp sọ ngắn, cũng như chấp nhận ăn xác chết động vật khác trong bối cảnh tài nguyên khan hiếm.

Trái đất ấm lên đồng nghĩa với khả năng gấu xám sẽ đi về phía Bắc và cạnh tranh trực tiếp với gấu trắng. Tuy nhiên, sự cộng sinh hoàn toàn có thể xảy ra nếu chúng chấp nhận kết đôi và sinh con.

Gấu xám trắng “cực hiếm” và cuộc tình ngang trái xuyên địa lý trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu 2
Một con gấu Pizzly. (Ảnh: Dailymail).

Đơn cử là một chú gấu lai quý hiếm bị bắt vào năm 2006 tại phía Nam Idaho đã chứng minh cho sự cộng sinh đó. Kết quả nghiên cứu ADN cho thấy bố con gấu là gấu xám, mẹ là gấu Bắc Cực. Chúng được các nhà khoa học gọi với cái tên Pizzly (Polar + Grizzly).

Cho tới nay chỉ có 8 trường hợp gấu lai được ghi nhận, gấu Pizzly có đặc điểm của bố mẹ chúng bao gồm: bộ lông chủ yếu màu trắng pha chút nâu, cùng chiếc mũi lai giữa gấu Bắc Cực và Gấu xám.

  • Trầm hương có ý nghĩa gì mà thương lái "quát" tiền tỉ cho mỗi giao dịch?
  • Choáng váng sinh vật đứt đôi cơ thể vẫn sống còn nhân bản làm hai
  • Quan Vũ trúng mũi tên độc: Đó là loại độc dược gì, tại sao phải "cạo xương"?

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 243
  •   Máy chủ tìm kiếm 2
  •   Khách viếng thăm 241
 
  •   Hôm nay 13,717
  •   Tháng hiện tại 1,075,325
  •   Tổng lượt truy cập 127,467,529