Cá mập sinh con không cần cá đực gây sửng sốt thủy cung Nhật

Thứ năm - 17/10/2019 07:39
Cá mập sinh con không cần cá đực gây sửng sốt thủy cung Nhật Cá mập sinh con không cần cá đực gây sửng sốt thủy cung Nhật

Có tồn tại loài cá mập sinh sản mà không cần giao phối? Những kỳ quan của thế giới tự nhiên mang lại những vô số những điều ngạc nhiên.

Có tồn tại loài cá mập sinh sản mà không cần giao phối? Những kỳ quan của thế giới tự nhiên mang lại những vô số những điều ngạc nhiên.

Quá trình sinh sản từ một noãn mà không cần thụ tinh, xảy ra một cách tự nhiên ở một số loài thực vật và động vật không xương sống, được gọi là “trinh sản”.

Thủy cung Uozu vô cùng kinh ngạc khi hai con cá nhám sọc (thuộc họ cá mập) cái đã sinh con mà không giao phối và đã liên lạc với Phó giáo sư Kenji Nohara thuộc Đại học Tokai, chuyên ngành sinh thái phân tử, để tìm hiểu thông tin về vấn đề này.

Những người làm việc ở thủy cung vô cùng sửng sốt với vụ sinh nở này vì bể ở đây chỉ có cá cái. Thủy cung, theo thông báo ngày 24/9, đã xác nhận rằng những con cá nhám đã trải qua quá trình trinh sản.

Cá mập sinh con không cần cá đực gây sửng sốt thủy cung Nhật 1
Những con cá nhám sọc con đã được xác nhận sinh ra qua quá trình trinh sản tại Thủy cung Uozu. Bức ảnh được chụp vào năm 2016. (Ảnh: Mamoru Takatsu).

Nohara cho biết đây là lần đầu tiên trên thế giới xuất hiện hiện tượng trinh sản xảy ra ở loài cá nhám sọc.

Loài cá này sinh sống và kiếm ăn ở tầng đáy, phát triển mạnh từ vùng biển ngoài khơi Nhật Bản đến bờ biển Nhật Bản.

Con trưởng thành dài tới 1,5 mét. Cá nhám sọc rất hiền và được nuôi rộng rãi trong các thủy cung trên toàn nước Nhật.

Thủy cung Uozu cho biết bốn con cá nhám con, được sinh ra vào năm 2016 mặc dù không có con đực nào sống trong bể, tính đến lúc đó, đã hơn tám năm. Ba con nữa tiếp tục ra đời năm 2017.

Sau khi phân tích gene của cá con, Nohara chỉ phát hiện ra gen định hướng của mẹ và kết luận đây là trường hợp trinh sản.

Nohara đã trình bày phát hiện của mình tại một cuộc họp thường niên của Hiệp hội Nghiên cứu về cá Nhật Bản, được tổ chức tại Đại học Kochi ngày 21/9.

Trinh sản được biết có xảy ra ở một số chi khác thuộc họ cá mập và cá đuối ngoài cá nhám.

“Là một cơ chế để đảm bảo sự tồn tại của loài, hiện tượng này có khả năng xảy ra nhiều hơn ở những loài nguyên thủy”, Nohara phát biểu.

  • Cá mập con biết thôn tính, diệt trừ nhau từ trong bụng mẹ
  • Cá mập "đồng trinh" đẻ con ở thủy cung Nha Trang

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 242
  •   Máy chủ tìm kiếm 3
  •   Khách viếng thăm 239
 
  •   Hôm nay 40,561
  •   Tháng hiện tại 1,102,169
  •   Tổng lượt truy cập 127,494,373