Ba loài thực vật "sát thủ" của nhân loại, loài thứ 3 "giết chết" 7 triệu người mỗi năm!

Thứ ba - 22/09/2020 03:44
Ba loài thực vật "sát thủ" của nhân loại, loài thứ 3 "giết chết" 7 triệu người mỗi năm! Ba loài thực vật "sát thủ" của nhân loại, loài thứ 3 "giết chết" 7 triệu người mỗi năm!

Đối với con người, đâu là loài thực vật nguy hiểm và giết chết người nhất hành tinh?

Đối với con người, đâu là loài thực vật nguy hiểm và giết chết người nhất hành tinh?

Những cái tên của các loài thực vật dưới đây tuy "đáng sợ" nhưng trên thực tế con người hiếm khi bị chúng làm hại, suy cho cùng không phải ai cũng có cơ hội tiếp xúc với chúng. Và 3 loại cây sau đây thực sự là sát thủ đối với con người, chúng khiến hàng triệu người chết mỗi năm, và được coi là những loài thực vật "độc" và nguy hiểm nhất hành tinh!

Erythroxylum coca (mang đến cái chết cho hàng nghìn người mỗi năm)

Ba loài thực vật "sát thủ" của nhân loại, loài thứ 3 "giết chết" 7 triệu người mỗi năm! 1
Coca là tên gọi chung của bốn loài cây trồng trong họ Erythroxylaceae có nguồn gốc từ miền tây Nam Mỹ.

Cây được trồng như một loại hoa màu sinh lợi bất hợp pháp ở Argentina, Bolivia, Colombia, Ecuador, và Peru và cả những khu vực bị cấm trồng. Có những báo cáo cho rằng cây đang được trồng ở miền Nam Mexico như là cây hoa màu sinh lợi và là nguồn thay thế trong khâu buôn lậu sản phẩm cocain. Nó cũng đóng vai trò trong nhiều hoạt động văn hóa truyền thống ở khu vực Andes cũng như ở dãy Sierra Nevada de Santa Marta.

Coca được cả thế giới biết đến do chứa hợp chất alkaloid gây ảnh hưởng đến thần kinh là cocain. Lá coca chứa tỉ lệ thấp alkaloid, chỉ giữa 0,25% và 0,77%. Do đó, nhai lá coca hoặc uống trà coca không gây ra tình trạng phê thuốc (hưng phấn, ái kỷ, u sầu) như những người dùng cocain. Chiết xuất từ lá coca được dùng trong Coca-Cola từ năm 1885, và trong khoảng năm 1929 thì cocain bị loại bỏ hoàn toàn trong loại thức uống này. Việc chiết xuất cocain từ coca đòi hỏi nhiều dung môi và một quá trình hóa học gọi là chiết xuất acid/base có thể dễ dàng chiết xuất các chất alkaloid từ cây.

Loại cây này có độc tính ở mức độ nhất định, nhưng tương đối nhẹ, trong thời xa xưa, người ra thích nhai lá của nó. Nó tương tự như cà phê, một chất kích thích nhẹ nhàng và an toàn. Nhưng ở thời hiện đại, chiết xuất của nó là cocaine. Bản thân cocain là một chất gây tê cục bộ có thể ngăn ngừa hoặc cầm máu trong khi phẫu thuật, tuy nhiên, nó cũng là một chất kích thích mạnh có thể gây ra rối loạn nhịp tim, đổ mồ hôi và giãn đồng tử. Khi sử dụng liều cao, cocain thậm chí có thể gây ra huyết áp cao hoặc đột quỵ. Ngoài ra, Cocain có thể dễ dàng gây ra kích động, và được coi là một chất ma túy dạng kích thích có khả năng gây nghiện.

Papaver somniferum (mang đến cái chết cho hàng trăm nghìn người mỗi năm)

Ba loài thực vật "sát thủ" của nhân loại, loài thứ 3 "giết chết" 7 triệu người mỗi năm! 2
Được xem là cây dược liệu quý. Trong y học dùng cho giảm đau tốt nhất trong các loại dược liệu cả Đông lẫn Tây y.

Chiết xuất của cây này làm gây nghiện nặng. Ngành y học khuyến cáo không nên dùng trong các trường hợp thông thường, phải có sự chỉ định chi tiết và giám sát trực tiếp của bác sĩ. Việc lạm dụng quá mức có thể gây nghiện. Khu vực bản địa của anh túc có lẽ là Bắc Phi, Tây Âu, Nam Âu và Tây Á, nhưng sự gieo trồng và du nhập rộng khắp của loài này từ thời cổ đại đã làm lu mờ khu vực xuất phát và nguồn gốc của nó. Nó đã thoát khỏi gieo trồng và được du nhập hay tự nhiên hóa rộng khắp, như vào nam và đông đảo Anh và gần như tới hầu hết các quốc gia trên thế giới với khí hậu ôn đới hay nhiệt đới phù hợp.

Loại cây này tất nhiên có độc, sau khi con người ăn phải, có thể xảy ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn, khô miệng và táo bón. Trên thực tế, có rất ít người sẽ ăn loại cây này vì nó có tính gây nghiện cao, nhưng một số người cố gắng trồng và thu hoạch loại cây này.

Loại cây này là cây thuốc phiện, nó có thể được sử dụng làm thuốc gây mê và giảm đau trong phẫu thuật, cứu sống hàng triệu người mỗi năm; nhưng loại cây này cũng là bắt nguồn của nhiều loại chất gây nghiện, như thuốc phiện, morphin, heroin,... Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, năm 2015, trên thế giới có 450.000 người thiệt mạng do ma túy.

Nicotiana tabacum (mang đến cái chết cho hàng triệu người mỗi năm)

Ba loài thực vật "sát thủ" của nhân loại, loài thứ 3 "giết chết" 7 triệu người mỗi năm! 3
Đây là loài được trồng phổ biến nhất của chi Thuốc lá, lá dùng để chế biến các sản phẩm thuốc lá.

Cây cao từ 1m đến 2m. Cây thuốc lá được cho là có nguồn gốc từ các loài Nicotiana hoang dại, là dòng lai của các loài Nicotiana sylvestris, Nicotiana tomentosiformis, và có thể cả Nicotiana otophora. Loài cây này bắt nguồn từ khu vực Châu Mỹ, Australia, tây nam Châu Phi và nam Thái Bình Dương, nhưng ngày nay chúng đã du nhập rộng khắp thế giới. Một số loài Nicotiana, nói chung được gọi là cây thuốc lá/thuốc lào, được gieo trồng làm cây cảnh nhưng loài cây thuốc lá (Nicotiana tabacum) thì được gieo trồng rộng khắp thế giới để sản xuất thuốc lá cũng như các sản phẩm khác từ cây thuốc lá.

Nếu người ta ăn trực tiếp lá của loại cây này, nó sẽ gây ra các triệu chứng như khát nước, chóng mặt, buồn nôn, lo lắng, cáu kỉnh và một số thay đổi về huyết áp. Tuy nhiên, mọi người thường không dùng nó trực tiếp và hiếm khi quá liều. Họ được dùng với liều lượng rất thấp, nhưng lượng tiêu thụ cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn của các loại thuốc thông thường thì có thể gây nghiện nghiêm trọng và phụ thuộc.

Và đây chính là cây thuốc lá. Có 1,1 tỷ người hút thuốc trên thế giới, năm 2017, Tổ chức Y tế Thế giới báo cáo rằng thuốc lá đã gây ra hơn 7 triệu ca tử vong trên toàn thế giới trong năm 2016. Nó là một loại cây thực sự "vua thuốc độc". Nguy cơ ung thư phổi ở người hút thuốc cao gấp 10 - 20 lần người không hút.

  • Tròn mắt xem cảnh robot sửa đường dây điện ở Thượng Hải
  • Con người sẽ xây dựng trên sao Hỏa như thế nào?
  • Bí ẩn di chỉ tộc người 5.500 tuổi ở "Núi Người Ngoài Hành Tinh"

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 275
  •   Máy chủ tìm kiếm 3
  •   Khách viếng thăm 272
 
  •   Hôm nay 29,450
  •   Tháng hiện tại 1,091,058
  •   Tổng lượt truy cập 127,483,262