Trái đất biến đổi đột ngột, sinh ra loạt "quái vật" siêu khủng

Thứ bảy - 31/08/2019 00:00
Trái đất biến đổi đột ngột, sinh ra loạt "quái vật" siêu khủng Trái đất biến đổi đột ngột, sinh ra loạt "quái vật" siêu khủng

Các nhà khoa học vừa khám phá ra bí ẩn về cuộc lột xác ngoạn mục hàng trăm triệu năm trước của Trái đất, giúp hàng loạt khủng long thuộc nhóm siêu to ra đời.

Các nhà khoa học đã khám phá những dấu tích thời gian in trong đá ở Cao nguyên Colorado và Bồn địa Newark, vốn hình thành từ thời sáu châu còn gắn chặt thành một siêu lục địa. Họ đã bất ngờ tìm ra sự thay đổi rất đột ngột của bầu không khí Trái đất gắn liền với thời kỳ ra đời và gia tăng kích thước không ngừng của loài khủng long.

Cụ thể, chỉ trong vòng 3 triệu năm, nồng độ oxy trong không khí đã tăng gần 1/3, trong khi nồng độ khí cacbonic (CO2) giảm mạnh. "Ngay tại "đỉnh" oxy, chúng ta thấy những con khủng long đầu tiên xuất hiện ở vùng nhiệt đới Bắc Mỹ"  – giáo sư Morgan Schaller từ Viện Bách khoa Renselaer (New York – Mỹ), thành viên nhóm nghiên cứu, nói.

Trái đất biến đổi đột ngột, sinh ra loạt "quái vật" siêu khủng 1
Con người nhỏ bé bên Sauropods khổng lồ - (ảnh: BẢO TÀNG LỊCH SỬ TỰ NHIÊN MỸ).

Cũng theo nghiên cứu trên, giai đoạn huyền diệu đó đã xảy ra khoảng 215 triệu năm về trước. Một thành viên khác của nhóm, giáo sư Mike Benton từ Đại học Bristol (Anh), giải thích: "Những con khủng long đầu tiên khá nhỏ, nhưng lượng oxy cao hơn trong khí quyển thường liên quan đến xu hướng phát triển kích thước lớn hơn".

Một trong những con khủng long to lớn đầu tiên có thể kể đến Chindesaurus, một loài ăn thịt cao dài khoảng 2m, cao gần 1m. Ngay sau nó, Sauropods huyền thoại đã xuất hiện, đó là loài khủng long cổ dài khổng lồ, động vật lớn nhất từng sống trên đất liền.

Theo đó, những dấu tích cổ xưa hơn khoảng 232 triệu năm về trước đã ghi nhận những con khủng long bé nhỏ hơn ở khu vực Nam Mỹ. Nhưng chỉ khi trái đất bổ sung cho chúng thêm dưỡng khí, loài khủng long mới thực sự đạt được kích thước đáng kinh ngạc và tấn công vùng Bắc Mỹ - mảnh đất màu mỡ của ngành cổ sinh vật học.

Trước đó, nồng độ oxy trong khí quyển trái đất là 15%. Trong giai đoạn này nó đã tăng vọt lên mức 19%. Ngày nay, bầu không khí có khoảng 21% oxy.

Nghiên cứu vừa được trình bày tại Hội nghị Địa hóa học Goldschmidt diễn tra tại Barcelona.

Nguồn tin: khoahoc.tv


 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

 

Những tin cũ hơn

Bình Luận Facebook
Showbiz
Tin thế giới
Thống kê truy cập
  •   Đang truy cập 142
  •   Máy chủ tìm kiếm 1
  •   Khách viếng thăm 141
 
  •   Hôm nay 14,155
  •   Tháng hiện tại 732,727
  •   Tổng lượt truy cập 128,350,966